Lối hầm cổ đại 3.300 năm được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ

Một lối hầm cổ đại bất ngờ được tìm thấy trong một khu vực khảo cổ miền trung Thổ Nhĩ Kỳ khiến cộng đồng khảo cổ quốc gia này cực kỳ sửng sốt.

Theo đó, sự việc được phát hiện ở khu khảo cổ Alacahoyuk ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực này nổi tiếng là khu định cư cổ của người Hittite từng được phát hiện cách đây 2 năm và mãi tới bây giờ công tác khai quật vẫn chưa hoàn thành.

Lối hầm cổ đại 3.300 năm được phát hiện ở Thổ Nhĩ KỳNguồn ảnh: Internet.

Phát biểu với trang Hurriyet Daily News, Aykut Cinaroglu, người đứng đầu cuộc khai quật và cũng là giáo sư thuộc Đại học Ankara cho biết rằng ông cùng nhóm nghiên cứu đã bất ngờ phát hiện ra một đường hầm bí mật cổ đại ngay tại khu định cư ước tính khoảng 3.300 năm tuổi.

Đây là một di tích khảo cổ bí mật nhưng cực kỳ quan trọng trong khu định cư cổ của người Hittite”. - Aykut Cinaroglu nói trong một tuyên bố.

Alacahoyuk đã được biết đến như là thủ đô tôn giáo của người Hittites, người Anatolia cổ đại vào khoảng năm 1600 TCN. Và Aykut Cinaroglu cho rằng đường hầm này nằm dưới lâu đài, có thể kéo dài và sâu ra tận thành phố. Tuy nhiên, hiện ông và nhóm khảo cổ chỉ đào quật được 23 mét con đường hầm bí mật này. Và ước tính sẽ mất rất nhiều thời gian để khai quật trọn vẹn đến phần cuối con hầm.

Các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật hầm Nguồn ảnh: Internet.

Trước đây, tại khu vực này, nhóm cũng đã tìm thấy một hình nêm (một kịch bản tôn giáo cổ đại) mà vị vua cai trị viết lời giải thích cho các linh mục phải làm gì trong các buổi lễ hoàng gia. Và rất có thể căn hầm này có thể là nơi tổ chức hoặc có một chức năng sử dụng bí mật liên quan đến tôn giáo hoàng gia nào đó. Trước đó, một bộ xương đầu tiên của người Hittite cũng được tìm thấy tại khu vực này. - Aykut Cinaroglu nói trong một tuyên bố.

Huỳnh Dũng (Theo Independent)

Thứ Tư, 26/10/2016 10:32
31 👨 460
0 Bình luận
Sắp xếp theo