Liên kết giữa chứng tự kỷ và mức độ chì độc hại tìm thấy trong răng trẻ

Nghiên cứu của Viện Khoa học Sức khoẻ Môi trường Quốc gia hay còn gọi tắt là NIEHS cho hay họ đã đã tìm ra mối liên hệ giữa nồng độ chì trong răng trẻ và chứng tự kỷ.

Nghiên cứu của NIEHS, một bộ phận của Viện Y tế Quốc gia nhận thấy răng trẻ em bị chứng tự kỷ có chứa nhiều chất chì độc hại, ít chất dinh dưỡng cần thiết như kẽm và mangan so với răng của trẻ không mắc chứng tự kỷ.

"Chúng tôi nghĩ rằng chứng tự kỷ đã bắt đầu rất sớm, rất có thể từ lúc trong dạ con, và nghiên cứu cho thấy môi trường của chúng ta đang sống cũng như tình trạng sức khỏe cơ thể người mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ của một đứa trẻ. Nhưng khi trẻ được chẩn đoán ở tuổi 3 hoặc 4, thật khó để mà chữa trị nhanh chóng, kịp thời hiệu quả” - Cindy Lawler, người đứng đầu Chi cục Y tế, Môi trường và Y tế thuộc NIEHS nói trong một thông cáo báo chí. "Với răng con trẻ, chúng ta thực sự có thể hiểu được nguy cơ đó”.

Chứng tự kỷ và mức độ chì độc hại tìm thấy trong răng trẻ

Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã so sánh sự hấp thu kim loại trong răng của trẻ từ 32 cặp song sinh và 12 cặp sinh đôi, phát hiện ra sự khác biệt nhỏ trong mô hình hấp thụ kim loại khi cả hai em sinh đôi bị chứng tự kỷ và sự khác biệt về sự hấp thu kim loại lớn hơn khi chỉ có một em sinh đôi bị chứng tự kỷ. Họ sử dụng tia laser để chiết xuất các lớp trong răng một cách chính xác bao gồm cả các chất cứng bên dưới men răng, để phân tích kim loại tồn tại.

Sự khác biệt trong việc hấp thụ kim loại ở răng trẻ và có hay không tình trạng mắc tự kỷ đã được tìm thấy trong những tháng trước và sau khi sinh, với mức độ chì cao ở trẻ tự kỷ trong suốt quá trình phát triển nhưng sự khác biệt lớn nhất dễ nhận diện là ngay sau khi sinh.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy có một sự thiếu chất mangan nhất định trong răng trẻ em mắc chứng tự kỷ trước và sau khi sinh. Không những thế, trẻ tự kỷ có mức kẽm thấp hơn trước khi sinh, tuy nhiên, mức độ này lại tăng lên sau khi sinh.

Kết quả xác nhận của các nghiên cứu trước đây cho thấy việc tiếp xúc với kim loại độc hại như chì và thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như mangan có thể gây hại cho sự phát triển của não trẻ từ trong tử cung của mẹ hoặc trong thời thơ ấu của trẻ sau khi được sinh ra.

Việc tiếp xúc với cả chất chì độc hại và hàm lượng mangan cao trong răng có liên quan chặt chẽ đến các biểu hiện của chứng tự kỷ.

Lawler cho biết: "Rất nhiều nghiên cứu đã so sánh mức độ chì trong cơ thể trẻ sơ sinh đã được chẩn đoán. Có thể đo lường được điều gì đó khi trẻ em tiếp xúc hay chứa nhiều chất này trong cơ thể, đây là một lợi thế đặc trưng để nghiên cứu các bệnh ở trẻ”.

Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Thứ Hai, 12/06/2017 17:07
31 👨 484
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học