Kho báu nguy hiểm nhất thế giới, dù biết rõ vị trí nhưng không ai dám đụng vào

Trên thế giới, có biết bao người dành cả cuộc đời để tìm kiếm các kho báu với mong muốn đổi đời. Thế nhưng có một kho báu mà người ta biết được vị trí của nhưng không ai dám động đến, bất chấp giá trị khổng lồ của nó.

Năm 2015, khi thực hiện khảo sát tại hồ núi lửa Taupo của New Zealand, các nhà địa chất đã phát hiện ra trữ lượng vàng và bạc rất lớn ở dưới lòng hồ. Đây là một kho báu khổng lồ nhưng cũng là kho báu nguy hiểm nhất lịch sử loài người, bởi một cái hồ này chứa toàn axit đậm đặc và một số hóa chất độc hại chết người khác như Asen, thủy ngân, lưu huỳnh, tali...

Cái hồ bốc khói nghi ngút này chính là kho báu nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại
Cái hồ bốc khói nghi ngút này chính là kho báu nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại.

Các chuyên gia cho biết nhiệt độ của nước trong hồ luôn ở khoảng 400 độ C do chịu ảnh hưởng của lượng magma trong núi lửa.

Các loại aixt mạnh khủng khiếp đã ăn mòn đất đá khiến cho đáy hồ chỉ còn sót lại toàn các kim loại quý không bị axit ăn mòn, như vàng, bạc, bạch kim.

Dù là kho báu không có giới hạn nhưng việc khai thác là bất khả thi trong thời điểm hiện tại

Khu vực núi lửa Taupo này có đến 18 cái hồ, và mỗi cái hồ là một kho báu khổng lồ. Các chuyên gia ước tính, trữ lượng vàng tại mỗi hồ có giá trị khoảng 2,7 triệu USD, ngoài ra còn có 8 tấn bạc khai thác mỗi năm, tương đương 3,6 triệu USD.

Đặc biệt, kho báu này sẽ không bao giờ cạn kiệt. Sau khi khai thác, trữ lượng kim loại quý vẫn sẽ tiếp tục phục hồi do khoáng chất trong đất tiếp tục bị ăn mòn.

Nhưng dù là kho báu không có giới hạn nhưng việc khai thác là bất khả thi trong thời điểm hiện tại. Môi trường hóa chất quá độc hại chỉ là một trở ngại, nhưng chủ yếu là do các hồ chứa này đang nằm dưới một số nhà máy địa nhiệt điện - nguồn cung cấp điện chính cho người dân New Zealand.

Để khai thác kho báu, các nhà máy điện sẽ phải ngưng hoạt động, nguồn điện cung cấp cho các cư dân lân cận sẽ bị cắt.

Chúng ta cần phải phát triển các công nghệ mới để phân tách vàng ra khỏi nước mới có thể khai thác được kho báu này

Theo Stuart Simmons, nhà địa chất học thuộc ĐH Utah, để khai thác được kho báu khổng lồ này mà không làm ảnh hưởng tới công suất điện địa nhiệt, chúng ta cần phải phát triển các công nghệ mới để phân tách vàng ra khỏi nước.

Núi lửa Taupo là một phần của khu vực núi lửa Taupo Volcanic Zone trải dài hơn 300km và vẫn hoạt động trong suốt gần 300.000 năm qua. Lần phun trào gần nhất của núi lửa khu vực hồ Taupo là khoảng 1.800 năm trước.

Thứ Hai, 20/11/2017 07:28
31 👨 1.346
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học