Khi lượng carbon dioxide (CO2) trong khí quyển tăng, sẽ có nhiều CO2 bị hấp thụ vào nước biển. Kết quả là đại dương trên thế giới đã tạo ra nhiều axit theo thời gian dài, gây ra một loạt các vấn đề sinh tồn cho các động vật biển và hệ sinh thái biển. Bây giờ, các nhà nghiên cứu báo cáo trong Current Biology đã đưa ra một số bằng chứng đầu tiên cho thấy những điều tương tự cũng xảy ra ở hệ sinh thái nước ngọt.
Nghiên cứu cho thấy một số hệ sinh thái nước ngọt đã trở nên có tính axit hơn với pCO2 (phân áp CO2) tăng lên. Mặt khác, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng nước ngọt có mức pCO2 cao có thể có những ảnh hưởng bất lợi đối với ít nhất một loài là keystone, một loài giáp xác nước ngọt nhỏ, khiến chúng không có khả năng nhận thức và tự vệ chống lại loài săn mồi. Các phát hiện cho thấy mức độ CO2 tăng có thể có tác động lan rộng đến các hệ sinh thái nước ngọt.
Linda Weiss tại Đại học Ruhr, Bochum, Đức, cho biết: "Việc axit hóa đại dương thường được gọi sánh đôi cùng với biến đổi khí hậu và nhiều nghiên cứu hiện tại mô tả tác động to lớn của việc gia tăng lượng CO2 lên các hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, các hệ sinh thái nước ngọt đã bị bỏ sót. Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra một vấn đề khác của pCO2: axit hóa trong nước ngọt còn phụ thuộc vào pCO2".
Để điều tra, Weiss và các cộng sự đã tìm đến bốn hồ chứa nước ngọt ở Đức. Phân tích dữ liệu của họ trong 35 năm, từ năm 1981 đến năm 2015, họ đã khẳng định sự gia tăng pCO2 liên tục. Giống như ở đại dương, sự gia tăng này có liên quan đến việc giảm độ pH (tăng tính axit). Trên thực tế, họ báo cáo sự thay đổi độ pH khoảng mức 0.3 trong vòng 35 năm, cho thấy nước ngọt có thể có tính axit nhiều hơn với tốc độ chuyển hóa nhanh hơn các đại dương.
"Mức CO2 cao làm giảm khả năng phát hiện ra kẻ săn mồi của loài Daphnia", Weiss nói. "Điều này làm giảm sự khả năng tự vệ trước con vật săn mồi, làm cho chúng dễ bị tổn thương hơn". Bà cho biết thêm rằng những ảnh hưởng như vậy đối với Daphnia có thể có ảnh hưởng rộng hơn đến các cộng đồng sinh vật nước ngọt khác.
Xem thêm: