Khám phá cuộc sống nguyên thủy bí ẩn của thổ dân trong rừng rậm Amazon

Ricardo Stuckert, một nhiếp ảnh gia đã công bố loạt ảnh hiếm hoi hé lộ về cuộc sống của bộ lạc nguyên thủy Kamaiurá trong rừng rậm Amazon để thế giới bên ngoài hiểu hơn về một trong những bộ tộc bí ẩn nhất thế giới.

Bộ lạc này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1884 và cho tới nay chỉ còn khoảng 500 thành viên. Họ sinh sống trong các ngôi làng ở khu vực Xingu xung quanh Hồ Ipavu, cách sông Kuluene gần 7 km. Vào những năm 1950, dân số của bộ lạc này giảm mạnh do dịch bệnh. Để ngăn chặn sự lây lan của các dịch bệnh chết người, chính quyền của Brazil đã công nhận khu vực sinh sống của họ là khu bảo tồn quốc gia.

Cuộc sống của bộ lạc này cho thấy sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên
Tác giả của bộ ảnh chia sẻ, cuộc sống của bộ lạc này cho thấy sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên. Họ yêu thiên nhiên và sẵn sàng đấu tranh vì nó.

Cuộc sống của bộ tộc gắn bó với môi trường thiên thiên của khu rừng rậm
Cuộc sống của bộ tộc gắn bó với môi trường thiên thiên của khu rừng rậm.

Thức ăn chủ yếu của người Kamaiurá là cá, cháo, hồ tiêu và chuối
Thức ăn chủ yếu của người Kamaiurá là cá, cháo, hồ tiêu và chuối.

Cả đàn ông và phụ nữ của bộ tộc này đều có thể bơi lặn thành thạo dưới nước
Cả đàn ông và phụ nữ của bộ tộc này đều có thể bơi lặn thành thạo dưới nước. Họ thường bơi lặn ở một thác nước ở lưu vực Amazon.

Người đàn ông Kamaiurá trong trang phục truyền thống của bộ tộc
Người đàn ông Kamaiurá trong trang phục truyền thống của bộ tộc. Người Kamaiurá ghép các cành cây lại với nhau tạo thành những chiếc cầu bắc qua sông.

Không chỉ bơi lặn giỏi, người Kamaiurá cũng rất giỏi leo trèo
Không chỉ bơi lặn giỏi, người Kamaiurá cũng rất giỏi leo trèo.

Nhiếp ảnh gia Ricardo Stuckert
Từ năm 1996, khi có cơ hội tới bộ lạc Yanomany, nhiếp ảnh gia Ricardo Stuckert bắt đầu chú ý tới bộ tộc bí ẩn này. Và tới năm 2015, ông bắt đầu ghi lại cuộc sống của người bản xứ Brazil.

Xem thêm:

Thứ Năm, 14/12/2017 09:30
31 👨 1.334
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học