Các nhà khảo cổ đã và đang tiếp tục nỗ lực để khai quật, nghiên cứu một tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch tên là tượng Cybele, một vị “Mẫu Nữ Thần” ở tỉnh Ordu, miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên bờ biển Đen.
Theo đó, một nhóm gồm 20 nhà khảo cổ do giáo sư Süleyman Yücel Şenyurt, giáo sư Süleyman Yücel Şenyurt, đứng đầu bộ môn Khảo cổ học của trường Đại học Gazi trực tiếp phát hiện, nhóm này cũng đã phát hiện ra nhiều hiện vật cổ xưa vào tháng 9 năm ngoái tại Kurul Kalesi, hay là pháo đài cổ của thành phố...
Được biết, công trình điêu khắc cao 110 cm mang hình hài của nữ thần ngồi trên ngai, ước tính tượng nặng 200kg và đang được giới thiệu trong bảo tàng khảo cổ học ở Ordu.
Theo Thị trưởng Ordu, ông Enver Yilmaz cho biết thêm, công việc khai quật là rất quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của khu vực.
Ông chia sẻ thêm rằng, bức tượng nữ thần Cybele đã được 2.000 người đến thăm chỉ trong 45 ngày qua kể từ khi phát hiện. Các hiện vật lịch sử sẽ được trưng bày cho khách đến tham quan, chiêm ngưỡng sau khi tất công việc khai quật phục hồi hiện trường, bảo tồn hiện vật hoàn thành.
Khoảng 60 người dưới sự lãnh đạo của giáo sư Şenyurt sẽ chịu trách nhiệm tiếp tục công việc tại khu vực đào bới này.
Nữ thần Cybele tượng trưng cho sự thịnh vượng, bụng mang thai và ngồi trên ngai vàng.
Trong thần thoại Anatolim, nữ thần Cybele đã biến hóa thế giới. Trong thần thoại Hy Lạp, ngài được đánh giá là nữ thần Gaia của Trái Đất, và chủ yếu liên quan đến đất đai màu mỡ, núi, thành phố cũng như quản lý, sinh sôi các loài động vật hoang dã bao gồm sư tử.