Hướng dẫn chế tạo thiết bị bật tắt đèn tự động khi trời sáng/tối siêu đơn giản chỉ với 50.000 đồng

Thiết bị này sẽ giảm được đáng kể hóa đơn tiền điện hàng tháng nhà bạn nếu bạn là người hay quên.

Trong nhà chúng ta chắc hẳn đều có một bóng đèn cần bật lên khi trời tối và khi trời sáng thì lại tắt đi. Bóng đèn đó có thể là bóng đèn ngoài cổng, bóng đèn ở sân vườn... Thông thường chúng ta sẽ phải chủ động bật những bóng đèn này khi trời tối và tắt đi khi trời sáng.

Nói vui thì là bật tắt bằng "cơm". Trong bài hướng dẫn hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn chế tạo thiết bị có khả năng bật tắt đèn tự động khi trời tối/sáng siêu đơn giản. Với thiết bị này tình trạng quên tắt điện mỗi sáng thức dậy sẽ không còn diễn ra nữa. Nào chúng ta cùng bắt đầu!

Thiết bị bật tắt đèn tự động khi trời sáng/tối

Clip mô tả hoạt động:

Chuẩn bị:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Một module cảm biến ánh sáng (giá khoảng: 25.000 đồng).
  • Một module Relay (giá khoảng: 30.000 đồng).
  • Một chiếc hộp nhựa (tận dụng những đồ cũ không dùng đến trong nhà).
  • Một đoạn dây điện có phích cắm.
  • Dây 7 màu.
  • Một Adapter nguồn điện thoại cũ không dùng đến.

Bước 1: Gắn module cảm biến ánh sáng lên hộp.

Đục một lỗ trên hộp nhựa

Các bạn đục một lỗ trên hộp nhựa, vừa với đầu quang trở trên cảm biến ánh sáng.

Cố định module cảm biến ánh sáng vào hộp

Sau đó cố định module cảm biến ánh sáng vào hộp bằng keo nến.

Bước 2: Nối chân tín hiệu giữa 2 module.

Module cảm biến ánh sáng

Trên module cảm biến ánh sáng chúng ta có 3 chân: Chân DO là chân tín hiệu, VCC GND là 2 chân cung cấp điện cho module hoạt động.

Nối chân DO của module cảm biến ánh sáng vào chân IN trên module Relay

Nối chân DO của module cảm biến ánh sáng vào chân IN trên module Relay.

Nói qua một chút về module Relay. Module này có 6 chân.

3 chân DC+ DC – là chân nguồn, IN là chân tín hiệu vào để kích Relay

Trong đó 3 chân DC+ DC – là chân nguồn, IN là chân tín hiệu vào để kích Relay.

3 chân DC+ DC – là chân nguồn, IN là chân tín hiệu vào để kích Relay

Ba chân còn lại là: COM và NC NO là các chân để chúng ta sử dụng đóng ngắt các thiết bị điện. COM là chân ở giữa. NC là viết tắt của Normal Close nghĩa là thường đóng. NO là Normal Open nghĩa là thường mở.

Bước 3: Nối dây cấp điện cho Module Relay và Module cảm biến ánh sáng hoạt động.

Cố định module relay lên hộp nhựa bằng keo nến

Cố định module relay lên hộp nhựa bằng keo nến.

Nối 2 dây nguồn của cảm biến ánh sáng với 2 dây Adapter nguồn

Nối 2 dây nguồn của cảm biến ánh sáng với 2 dây Adapter nguồn.

Để hai module này có thể hoạt động chúng ta cần cấp nguồn cho chúng. Nguồn cấp là 5V DC, vì cả 2 module đều dùng nguồn 5V DC nên chúng ta nối chung 2 dây nguồn lại với nhau.

Dùng nguồn nối vào chân DC+ và DC-

Sau đó nối vào chân DC+ và DC-.

Các bạn dùng dây Đỏ của Adapter nối chung với chân VCC của 2 module, dây đen nối chung với chân GND.

Bước 4: Nối dây điều khiển bóng đèn từ module Relay.

Nối dây điều khiển bóng đèn từ module Relay

Các bạn nối dây nguồn điện với 1 dây của bóng đèn.

Hai dây còn lại của bóng đèn nối với chân NO và chân COM

Hai dây còn lại của bóng đèn nối với chân NO trên module Relay, đầu dây còn lại của nguồn điện nối vào chân COM.

Sơ đồ nối dây

Các bạn có thể nhìn vào sơ đồ này để thấy rõ hơn cách nối dây.

Để điều chỉnh được độ nhạy của cảm biến ánh sáng các bạn dùng tua vít xoay biến trở trên module để chỉnh thông số phù hợp.

Dùng tua vít xoay biến trở trên module để chỉnh thông số phù hợp

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành các bước chế tạo thiết bị bật tắt đèn tự động đơn giản rồi đó.

Thiết bị bật tắt đèn tự động đơn giản

Chúc các bạn thành công!

Thứ Năm, 01/06/2017 07:38
44 👨 5.468
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học vui