Hóa ra chúng ta đang ăn tôm sai cách mà không biết

Tôm là món ăn bổ dưỡng và khá phổ biến trong các gia đình người Việt. Rất nhiều người cho rằng, vỏ tôm chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên sự thực thì không phải như vậy.

Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như nhiều người nghĩ

Trong thịt tôm có hàm lượng protein cao, rất giàu canxi, photpho, acid béo và nhiều khoáng chất khác nữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các chất có trong tôm có thể giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, một số bệnh ung thư và củng cố hệ xương khớp.

Chính vì bổ dưỡng như vậy nên tôm thường xuyên có mặt các khẩu phần ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Đặc biệt nhiều bậc phụ huynh thường ép con mình ăn tôm còn nguyên vỏ vì tin rằng, vỏ tôm chứa nhiều canxi nhất, giúp ích cho sự phát triển của trẻ em.

Nhưng thực tế vỏ tôm không chứa canxi, hoặc cực kỳ ít.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, vỏ tôm tuy cứng nhưng gần như không hề chứa canxi. Thành phần chính của vỏ tôm là kitin (chitin) - một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác.

Thịt tôm, chân tôm mới là nơi tập trung nhiều canxi nhất
Thịt tôm, chân tôm mới là nơi tập trung nhiều canxi nhất.

Nguồn canxi của tôm đến chủ yếu tập trung ở thịt tôm, chân tôm và càng tôm (đối với các loài tôm lớn như tôm hùm).

Thực tế, vỏ của một số loài tôm thậm chí còn tương đối khó tiêu hóa, nên nếu ăn vào, chúng sẽ bị bài tiết ra ngoài.

Chính vì vậy, việc cha mẹ bắt ép trẻ em ăn tôm cả vỏ là không cần thiết, thậm chí còn dễ gây ác cảm, biếng ăn, tăng nguy cơ hóc vỏ tôm nữa.

Thứ Ba, 13/06/2017 08:15
4,52 👨 1.149
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình