Kinh ngạc hồ nước đỏ ở Tanzania có thể biến hầu hết các sinh vật thành đá

Hồ Natron ở phía bắc Tanzania, ngay cạnh Kenya cực kỳ nổi tiếng với màu đỏ và cam rực rỡ.

Nước của hồ này rất mặn bởi phần lớn đến từ các suối nước nóng và sông Nam Ewaso Ng'iro sau khi đi qua một lớp đá xung quanh có chứa kiềm. Ngoài ra, nước trong hồ cũng chứa một lượng cao natri cacbonat decahydrat được gọi là natron, đây là nguyên nhân khiến hồ có tên là hồ Natron.

Hồ Natron

Khí hậu ở khu vực này rất khô cằn. Thậm chí, lượng mưa nhỏ tại đây đều bốc hơi trước khi phủ lên bề mặt. Ngay cả nhiệt độ nước cũng rất cao, thường từ 40 đến 60 độ C.

Nước hồ mặn là môi trường hoàn hảo của vi khuẩn lam nên hồ có màu đỏ và cam. Ngoài vẻ đẹp kỳ bí, hồ Natron còn được biết đến với cái tên "hồ Tử Thần". Cái tên chết chóc này xuất phát từ việc bất kỳ loài vật nào sảy chân ngã xuống hồ thì chỉ trong thời gian ngắn xác của chúng đều hóa đá. Hiện tượng kỳ lạ này là do dung nham từ ngọn núi lửa một triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai mang theo lượng muối khoáng đặc biệt chảy vào hồ.

Trên thực tế, hồ Natron là một hồ nước tù nước không thể trao đổi với bên ngoài mà chỉ bốc hơi. Natron trong hồ không thể thoát đi nên nước trong hồ có nồng độ kiềm rất cao, có thể đạt đến mức độ pH cao tới 12.

Do đặc điểm riêng biệt nên nếu động vật chết trong hồ đều bị vôi hóa, giống như bị ướp xác vậy. Khi đó, xác các con vật sẽ được bọc trong những lớp xi măng bằng muối nên được bảo quản rất tốt.

Nhiếp ảnh gia Nick Brandt đã chụp được những bức ảnh những con chim và dơi đã phải bỏ mạng trong vùng nước độc hại của hồ Natron. Sau đó, xác của chúng bị "hóa đá".
Nhiếp ảnh gia Nick Brandt đã chụp được những bức ảnh những con chim và dơi đã phải bỏ mạng trong vùng nước độc hại của hồ Natron. Sau đó, xác của chúng bị "hóa đá".

Cái gì cũng có ngoại lệ và trong trường hợp này loài chim hồng hạc chính là như vậy. Chúng là một trong số ít những sinh vật không bị ảnh hưởng bởi độc tính của hồ. Không chỉ sống khỏe mạnh mà chim hồng hạc còn chọn hồ là nơi sinh sản tự nhiên duy nhất của hơn 2,5 triệu con hồng hạc. Hồ Natron là nơi sinh ra của 75% số lượng hồng hạc trên thế giới.

Chim hồng hạc

Lý do là bởi vi khuẩn lam có trong hồ là một trong số những thức ăn ưa thích của loài chim này. Ngoài ra, hồ này hoạt động như một rào cản tự nhiên giữa tổ của chúng và những kẻ săn mồi.

Dù độc hại nhưng hồ Natron vẫn có một hệ sinh thái ổn định bao gồm một quần thể chim hồng hạc, một loài cá và có cả tảo. Những sinh vật đã thích nghi thành công và tồn tại được trong hồ.

Thứ Bảy, 28/05/2022 11:00
51 👨 1.474
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Xuân Lan
    Xuân Lan

    thiên nhiên thật kỳ diệu!

    Thích Phản hồi 28/05/22
    ❖ Khám phá khoa học