Ngỡ ngàng với sa mạc kỳ lạ nhất thế giới có hàng nghìn hồ nước

Nhắc tới sa mạc nhiều người sẽ nghĩ ngay tới nơi có rất ít nước, hoang vắng, thiếu sức sống. Tuy nhiên, trên thế giới có một sa mạc vô cùng đặc biệt, có cảnh quan khác biệt so với các sa mạc khác nhờ có lượng mưa cao tới 1600 mm mỗi năm, gấp 300 lần so với sa mạc Sahara.

Sa mạc Lencois Maranhenses

Sa mạc đặc biệt này nằm có tên là Lencois Maranhenses, nằm ở phía đông bắc Brazil, có diện tích hơn 1.500 km.

Lencois Maranhenses còn được gọi là "Sa mạc ngàn hồ" bởi có nhiều cồn cát trắng và hồ nước mặn xanh thẳm. Sa mạc Lençóis Maranhenses đã được hình thành do cát từ lòng sông được bồi đắp ở cửa sông và được gió và dòng biển đưa trở lại lục địa trong suốt hàng nghìn năm.

Vào mùa khô, Lencois Maranhenses cũng giống như các sa mạc bình thường với những cồn cát trắng, trải dài từ bờ biển 50 km vào trong.

Sa mạc được bao phủ bởi hàng nghìn hồ nước lớn nhỏ

Tuy nhiên, một khi mùa hè đến cùng với những cơn mưa, sa mạc này sẽ được bao phủ bởi hàng nghìn hồ nước lớn nhỏ, trong vắt được hình thành giữa các cồn cát tạo thành một cảnh tượng siêu thực có một không hai trên trái đất.

Vì chứa đầy nước mưa và nhiệt độ thích hợp, các loài cá, tôm khác nhau sẽ tới trụ ngụ tại các hồ này

Vì chứa đầy nước mưa và nhiệt độ thích hợp, các loài cá, tôm khác nhau sẽ tới trụ ngụ tại các hồ này tùy vào sự kết nối với các con sông gần đó hoặc do đặc điểm sinh học của từng loài. Một trong những loài cá đặc biệt ở đây là Wolffish. Loài cá này có khả năng chui xuống lớp bùn đất ẩm ướt để sống sót qua mùa khô và sẽ trồi lên mặt nước “tái sinh” mỗi khi mưa xuất hiện.

Thứ Bảy, 21/05/2022 10:10
31 👨 634
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
❖
    ❖ Khám phá khoa học
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng