Bạn sẽ không tin vào mắt mình khi thấy hình ảnh quả bóng lăn ngược chiều lên dốc của ngọn đồi, bởi điều này là đi ngược lại với tự nhiên, phá vỡ lực hút của Trái Đất. Tại sao điều phi lý này lại xảy ra, liệu đây có đúng là ngọn đồi có thể chống lại định luật hấp dẫn?
Theo định luật vạn vất hấp dẫn của Newton: hai vật bất kỳ sẽ hút nhau bằng một lực tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Thế nhưng quy luật bất biến này hình như không còn đúng ở những ngọn đồi "phi trọng lực" sau.
Những ngọn đồi chống lại trọng lực này xuất hiện ở một số nơi trên thế giới như ngọn đồi Magnetic - Nam châm ở Canada hay ngọn đồi Confusion - Hỗn độn ở California.
Giải mã bí ẩn những ngọn đồi phi trọng lực
Nhiều người tin rằng hiện tượng phi lý này xảy ra là do tại những ngọn đồi đó có một từ trường lớn xuất hiện. Nhưng đáp án các nhà khoa học tìm ra thì không phải vậy.
Sau khi tiến hành đo đạc độ dốc của ngọn đồi, các nhà khoa học đã đưa ra câu trả lời chính xác cho hiện tượng này. Theo Brock Weiss, nhà vật lý tới từ Đại học bang Pennsylvania: "Những nền đường đã khiến bạn bị ảo giác về độ dốc của ngọn đồi. Thay vì đi lên đồi, bộ não bị đánh lừa bởi khung cảnh xung quanh sẽ khiến bạn nghĩ mình đang đi xuống đồi."
Như vậy, hiện tượng quả bóng lăn được lên dốc thực chất chỉ là sự đánh lừa ảo giác phức tạp, elaborate optical illusion. Do bộ não chỉ quan sát được ở một góc độ nào mà không thể bao quát tất cả các mặt, các khía cạnh khiến bộ não bị thiếu thông tin dẫn tới sai lệch trong nhận thức và bị đánh lừa.
Trên thế giới, có không ít người rất giỏi tạo ra các ảo ảnh đánh lừa thị giác dựa vào nguyên lý này khiến người xem không thể tin vào mắt mình. Sugihara, nhà toán học và kỹ sư người Nhật là một trong số đó. Ông đã tạo ra một tác phẩm kinh điển với các viên bi "đánh bại trọng lực" để tự leo lên dốc tương tự với ảo giác ngọn đồi phi trọng lực. Tác phẩm này đã giúp ông chiến thắng tại cuộc thi ảo giác Best Illusion of The Year Contest 2010!
Trong đoạn video, chúng ta thấy quả đóng tự động lăn lên dốc. Nhưng thực tế là chúng đang đi xuống dốc chứ không hề đi lên. Bộ não của chúng ta đã bị đánh lừa bởi cách sắp xếp 4 đường dốc cùng với góc quay của máy quay.