Mới đây, Chính phủ Dubai đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy biến đổi rác thải thành điện năng lớn nhất thế giới.
Khi nó được xây dựng và vận hành, nhà máy biến đổi chất thải rắn thành điện năng (Waste-to-energy) dự kiến sẽ xử lý tới hai triệu tấn chất thải rắn mỗi năm, tức là khoảng 60 phần trăm lượng rác thải hàng năm của Dubai. Điều này cho thấy nhà máy phải đoạt công suất 185 MW, đồng thời nó sẽ cung cấp điện cho 120.000 ngôi nhà.
Nhà máy điện rác ở Thẩm Quyến Đông ở Trung Quốc hiện đang là nhà máy quy mô lớn nhất thế giới, nhưng nếu dự án Dubai có thể đáp ứng các mục tiêu đề ra, nhà máy này có thể vượt mặt về quy mô. Cả hai dự án này sẽ được hoàn thành vào năm 2020 và trong khi cả hai có thể xử lý trên 5.500 tấn chất thải mỗi ngày, công suất của nhà máy Dubai có thể cao hơn ở Thẩm Quyến 20MW. Tuy nhiên, nó không thực sự là một cuộc cạnh tranh, và điều quan trọng là cần có nhiều hệ thống bền vững như thế này được xây dựng ở các nước khác.
Nhà máy Dubai sẽ được xây dựng trên mảnh đất rộng 2ha (5 mẫu Anh) ở khu vực Warsan, và điện sẽ được đưa vào mạng lưới điện địa phương bằng cáp HV 132 kV. Thành phố Dubai đang hợp tác với Cơ quan Quản lý Điện và Nước của Dubai, công ty Hitachi Zosen Inova của Thụy Sĩ và công ty xây dựng Besix của Bỉ để xây dựng dự án này.
Nó sẽ có tổng chi phí khoảng 2,5 tỷ AED (680 triệu USD), với việc xây dựng sẽ khởi động trong vài tháng tới. Nếu tất cả diễn ra đúng kế hoạch, nhà máy phải hoàn thành và vận hành trước khi Dubai tổ chức sự kiện Expo 2020.
Xem thêm: