Đo khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời như thế nào?

Để đo khoảng cách từ Trái đất đến các ngôi sao, thiên thể các nhà thiên văn học áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Một trong số đó là kỹ thuật đạc tam giác đối với các vật thể cách trái đất khoảng 400 năm ánh sáng.

Video dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về phương pháp đo khoảng cách này.

Tên các ngôi sao trong dải Ngân hà

Mặt trời

  • Mặt trời: Đây là ngôi sao đặc biệt, nằm ở trung tâm của hệ Mặt trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu km, và mất 8 phút 9 giây để ánh sáng mặt trời tới được trái đất.
  • Sirius: Ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Canis Majoris và cũng là ngôi sao sáng nhất trên thiên cầu. Ngôi sao Sirius nằm cách Trái Đất 8,7 năm ánh sáng.
  • Canopus là ngôi sao sáng thứ hai trên thiên cầu và cách Trái Đất 313 năm ánh sáng.
  • Rigil Kentarus: Là ngôi sao gần Mặt Trời nhất, cách Mặt Trời 4,36 năm ánh sáng.
  • Arcturus là ngôi sao sáng thứ tư trên thiên cầu, cách Trái Đất 37 năm ánh sáng.

Arcturus

  • Vega là ngôi sao sáng thứ năm trên thiên cầu, cách Trái Đất 25 năm ánh sáng.
  • Capella, ngôi sao này cách Trái Đất là 42 năm ánh sáng.
  • Rigel: Đây là một ngôi sao siêu khổng lồ màu xanh dương được tìm thấy trong chòm sao Orion. Ngôi sao này cách Trái Đất 775 năm ánh sáng.
  • Procyon: Là ngôi sao sáng nhất của chòm sao Tiểu Khuyển và là ngôi sao lớn thứ bảy trên bầu trời, cách Trái Đất 11,25 năm ánh sáng. Khi mọc lên, Procyon luôn mọc trước sao Sirius (sao Thiên Lang).
  • Achernar có hình dáng của một con quay của trẻ em, là một trong những ngôi sao méo mó nhất từng được quan sát thấy. Ngôi sao này cách Trái Đất 144 năm ánh sáng, nằm ở đầu phía Nam của chòm sao Eridanus, hay còn gọi theo tên khoa học là Alpha Eridani.
  • Agena thường được gọi là Hadar, cách Trái Đất là 335 năm ánh sáng. Đây là ngôi sao sáng thứ 10 của thiên cầu, và thứ hai của chòm sao Centaurus có tên khoa học là Beta Centauri.
Thứ Năm, 08/12/2022 14:52
11 👨 806
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ