Vật chất nào hiếm nhất trên Trái Đất? Khi nhận được câu hỏi này, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những nguyên tố quý giá như vàng, kim cương nhưng khoa học lại có đáp án khác.
Dưới đây là câu trả lời của Isaac Dixon, tuy không phải là một nhà khoa học nhưng câu trả lời của anh chàng này đã nhận được sự đồng tình của Frederic Rachford, giáo sư ngành Vật lý học và Marek Kobera, giáo sư Toán học và Vật lý học.
Trong bảng tuần hoàn hóa học, các nguyên tố từ 1 cho tới 92 (trừ hai vị trí 43 và 61) đều xuất hiện trong môi trường tự nhiên của Trái Đất. Trong số đó có một vài chất chỉ tồn tại với một lượng rất nhỏ. Một số khác và vài đồng vị của nguyên tố tự nhiên chỉ được khoa học tạo ra từ phòng thí nghiệm.
Các nguyên tố có số nguyên tử lớn hơn 99 có thời gian bán rã cực ngắn, không thể sản xuất hàng loạt được nên chúng chỉ được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học chứ không hề có ứng dụng thực tế nào.
Nguyên tố được các nhà khoa học tổng hợp đầu tiên là Plutonium, có thời gian bán rã là 88 năm. Nhưng Plutonium không phải là nguyên tố hiếm có nhất.
Danh hiệu đó phải thuộc về Hydrogen-7, nguyên tố được một nhóm các nhà khoa học tới từ Nga, Nhật Bản và Pháp tạo ra, được giới thiệu lần đầu vào năm 2003. Hydrogen-7 được cấu thành từ 1 proton và 6 neutron, có chu kỳ bán rã là 23 yocto-giây, tương đương 0,000000000000000000000023 giây.
Với con số này, Hydro-7 chính là đồng vị phóng xạ có thời gian bán rã thấp nhất. Và vì chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian quá ngắn như vậy nên cho tới nay khoa học vẫn không có tấm ảnh nào của Hydro-7 cả.