Đây là bức ảnh chụp lỗ đen đầu tiên của nhân loại, nằm ở thiên hà cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng

Hình ảnh đầu tiên của hố đen được các nhà khoa học quốc tế thuộc chương trình Kính viễn vọng Chân trời sự kiện (EHT) công bố tại buổi họp báo diễn ra vào lúc 20h tối qua, ngày 10/4/2019 (theo giờ Việt Nam). Bức ảnh này ghi lại vầng sáng tạo thành từ bụi và khí bao quanh siêu hố đen ở trung tâm của thiên hà Messier 87 (M87) nằm cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng.

Các nhà khoa học ở EHT gọi M87 là hố đen "quái vật" bởi nó có kích thước lớn với đường kính 40 tỷ km, lớn gấp ba triệu lần Trái Đất.

Đây là bức ảnh chụp lỗ đen đầu tiên của nhân loại

Hố đen (lỗ đen hoặc hốc đen) là một vùng không thời gian trong vũ trụ mà lực hấp dẫn của nó lớn tới nỗi không không vật chất nào có thể thoát ra, bao gồm cả ánh sáng.

Các thành phần của hố đen
Nguồn: Guardian.

Nhưng nhờ một chiếc kính thiên văn ảo có kích thước bằng Trái Đất được tạo thành bởi mạng lưới 8 kính viễn vọng vô tuyến nằm ở nhiều địa điểm trên khắp thế giới, từ Nam Cực tới Tây Ban Nha và Chile, các nhà thiên văn học lần đầu tiên đã ghi hình được chân trời sự kiện của hố đen.

Thứ Năm, 11/04/2019 10:38
55 👨 791
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ