Nhiều xương nghi là của con khủng long có tên gọi là Moabosaurus Utahensis được phát hiện nhận được sự quan tâm của giới khảo cổ học quốc tế.
Vấn đề kỷ nguyên cũng như hóa thạch khủng long cổ đại luôn là chủ đề quan tâm, khám phá của các nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu... và đây không còn là vấn đề xa lạ nữa.
Trước giờ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt bằng chứng khảo cổ của các loài khủng long, sinh vật cổ thuộc kỷ Juras và được rất nhiều người quan tâm phấn khích. Trong đó, đặc thù là những loài khủng long có chế độ ăn thịt thuần chủng. Và mới đây, nhiều xương của một loài khủng long ăn cỏ mới khoảng 125 triệu năm tuổi vừa được phát hiện.
Cụ thể, các nhà khoa học thuộc Đại học Brigham Young (BYU) ở Mỹ cho biết loài khủng long mới này thuộc về một nhóm động vật ăn cỏ được biết đến thuộc dòng họ Sauropod, bao gồm các loài khổng lồ như Brontosaurus và Brachiosaurus, chúng có cổ dài và chân giống như trụ cột và có tên chính thức là loài Moabosaurus Utahensis.
Xương của con khủng long Moabosaurus Utahensis được khai quật và lắp ráp, xếp lại một cách hoàn chỉnh. Trong đó, rất có thể Moabosaurus Utahensis còn có quan hệ gần gũi với các loài khủng long tìm thấy ở Tây Ban Nha và Tanzania. Điều này cho thấy đã có một mối quan hệ địa lý phân loài nào đó giữa khủng long Châu Âu, Châu Phi và Bắc Mỹ.
Moabosaurus được phát hiện ở Utah, và vào một thời điểm hàng trăm triệu năm trước, khu vực này tràn ngập những cây cối lớn, suối dồi dào, hồ và nhiều khủng long. Một nghiên cứu trước đây cho thấy rằng có thể Moabosaurus cũng như các loài khủng long khác đã chết trong một đợt hạn hán tàn khốc kéo dài. Những con khủng long còn sống sót đã xé xác cơ thể của những con khủng long Moabosaurus gục ngã, để lại những bộ xương trơ trọi.
Sau khi hạn hán kết thúc, những dòng suối đã tràn xuống đất đai, cuốn trôi xương của những con khủng long và chúng bị vùi lấp mãi cho tới bây giờ. Các nhà nghiên cứu cho biết. Trong khi đó, côn trùng cổ trong đất bám vào xương, để lại bên trong xương những dấu vết hố đục khoang kỳ lạ.
Brooks Britt đến từ BYU nói: "Chúng tôi rất may mắn khi tìm thấy phát hiện mới này. Hầu hết các xương chúng tôi tìm thấy đều là mảnh vụn, vì vậy chỉ một phần nhỏ trong số chúng là có được sử dụng để nghiên cứu chuyên sâu hơn. Và đó là lý do vì sao phải mất nhiều thời gian để chúng tôi ghép sơ đồ dòng họ các loài khủng long lại với nhau: chúng tôi phải thu thập số lượng xương khổng lồ mới có đủ căn cứ để làm được điều đó”.