Chiếc gương hai chiều trong các phòng thẩm vấn hoạt động như thế nào?

Các bạn chắc đã nhìn thấy những chiếc gương hai chiều (gương hai mặt) thường được gắn trong các phòng thẩm vấn trong các bộ phim. Với gương hai chiều, người bên trong không thể nhìn ra bên ngoài nhưng người từ bên ngoài lại có thể quan sát được không gian bên trong. Tại sao những chiếc gương hai chiều có thể làm được như vậy?

Gương hai chiều khác gương thường như thế nào?

Gương thường phải trải qua quá trình sản xuất gồm tráng gương, sau đó phủ một lớp vật liệu phản chiếu như bạc, nhôm, thiếc hoặc niken.

Gương hai mặt chúng ta vẫn thường thấy trên phim ảnh

Cấu tạo của gương thường gồm một tấm thủy tinh trong suốt ở mặt trước, một lớp đồng tránh oxy hóa kim loại và cuối cùng là một lớp sơn bảo vệ lớp phủ phản chiếu.

Ánh sáng đi vào kính và khi chạm tới bề mặt kim loại, tia sáng sẽ phản xạ lại. Đây chính là nguyên nhân khiến chúng ta có thể nhìn thấy thấy chính hình ảnh phản chiếu của bản thân khi nhìn vào gương.

Loại gương hai chiều được phủ một lớp kim loại như vậy nhưng mỏng hơn so với gương thông thường. Lớp phủ các phân tử phản chiếu chỉ bao trùm một nửa tổng diện tích bề mặt gương và nửa còn lại cho ánh sáng đi qua.

Nguyên lý hoạt động của gương hai mặtNguyên lý hoạt động của gương hai mặt.

Chính vì vậy, trong các bộ phim chúng ta thường thấy phòng thẩm vấn luôn rực sáng còn phòng đối diện thường để không gian tối nhất có thể nhằm tránh ánh sáng truyền qua phòng thẩm vấn.

Gương hai chiều hoạt động dựa trên nguyên tắc cường độ ánh sáng. Nếu cả hai mặt kính có cường độ ánh sáng giống nhau thì gương hai chiều cũng giống như một mảnh thủy tinh thông thường mà thôi.

Thứ Ba, 03/10/2017 16:40
51 👨 3.475
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học