Các nhà khoa học tại Viện công nghệ Florida đã xác định sự tồn tại của một loài cá mập mới sống ở Đại Tây Dương. Để xác nhận, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp xét nghiệm di truyền và đặt tên loài này là "cá mập 6 mang Atlantic". Cá mập này khác với các loài cá ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nó dài khoảng 1,82m.
"Chúng tôi đã chỉ ra rằng sáu loài cá mập ở Đại Tây Dương thực sự rất khác biệt với các loài ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ở mức độ phân tử di truyền, đến mức chúng ta thấy rằng chúng là một loài khác mặc dù chúng trông rất giống nếu nhìn bằng mắt thường", Toby Daly-Engel, Trợ lý và nhà sinh vật học cá mập tại Học viện Công nghệ Florida nói.
Cá mập 6 mang ở Đại Tây Dương nhỏ hơn rất nhiều so với những họ hàng của chúng ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, chúng có thể dài đến 4,6m hoặc hơn thế nữa.
Cá mập 6 mang Atlantic có những cái răng dưới giống như lưỡi cưa và sáu khe mang giống nhau, giống như tên của chúng, trong khi hầu hết cá mập thường chỉ có 5 khe mang.
"Với sự phân loại mới này, cá mập sáu mang Đại Tây Dương sẽ có cơ hội sống sót lâu dài hơn. Vì chỉ có 2 loài đặc biệt này, chúng tôi có cảm giác về sự biến động tổng thể trong quần thể cá mập 6 mang. Nếu ăn thịt một trong số chúng, số lượng cá thể loài này sẽ không được bổ sung từ bất cứ nơi nào trên thế giới nữa", Daly-Engel nói.
Cá mập 6 mang là một trong những sinh vật lâu đời nhất trên trái đất, với tổ tiên có niên đại từ 250 triệu năm trước, trước khủng long.
Tuy nhiên, thực tế là chúng cư trú ở vùng sâu thẳm dưới đại dương, đôi khi hàng ngàn mét dưới bề mặt, đã làm cho chúng đặc biệt khó khăn để nghiên cứu, nhận diện.
Bằng cách sử dụng 1.310 cặp phân tử di truyền của hai gen ti thể cá mập, nhóm nghiên cứu xác định rằng có sự khác biệt về di truyền của hai loài cá mập cá mập 6 mang Atlantic thuộc chủng Hexanchus nakamurai, sau đó được đổi tên sang loài cá mập Hexanchus vitulus chính thức ở Đại Tây Dương.
Phát hiện của họ đã được báo cáo trên tạp chí Marine Biodiversity.
Xem thêm: