9 sự thật thú vị về vũ trụ khiến bạn kinh ngạc

Vũ trụ bao la ẩn chứa vô vàn những điều bí ẩn chờ con người khám phá. Có bao nhiêu ngôi sao trong vũ trụ, trái đất được hình thế nào... là những bí ẩn về vũ trụ có sức hấp dẫn mãnh liệt với tất cả những ai yêu thích khám phá vũ trụ. Những tiết lộ thú vị về vũ trụ dưới đây hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho niềm đam mê, khám phá thế giới xung quanh của bạn.

Vũ trụ

1. Nhiều khả năng có đến trên 500 triệu hành tinh trong thiên hà có thể sống được

Những hành tinh có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho sự sống cần có nhiệt độ ở mức chấp nhận được, nước tồn tại ở hai thể lỏng và khí, có sự kết hợp của chất hóa học có để xây dựng cuộc sống.

Hành tinh có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho sự sống

Theo các nhà khoa học, có nhiều khả năng có đến trên 500 triệu hành tinh trong thiên hà có thể đáp ứng những nhu cầu đó. Họ gọi các hành tinh nằm trong vùng sinh sống của một ngôi sao là "Goldilocks Planets".

Nếu điều này là chính xác thì tiềm năng cuộc sống ngoài Trái Đất là vô cùng to lớn.

2. Tất cả các thiên hà, các hành tinh và các ngôi sao chỉ chiếm 4% vũ trụ

Tất cả các thiên hà, các hành tinh và các ngôi sao chỉ chiếm 4% vũ trụ

Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy trong không gian mới chỉ chiếm 4% vũ trụ, 96% còn lại chúng ta không thể nhìn thấy. Thậm chí, chúng ta không thể xác định phần còn lại ấy của vũ trụ là những gì. Một số nhà khoa học gọi đó là phần năng lượng tối tăm hay vật chất tối.

Với các công thức toán học, chúng ta có thể ước tính lực hấp dẫn của các thể thực này những đó chỉ là lý thuyết, không có cách nào để giải mã được chúng cả. Đó vẫn là điều bí ẩn thách đố các nhà khoa học.

3. Hệ Mặt Trời phải mất 225 triệu năm để quay quanh dải Ngân Hà

Hệ Mặt Trời cách trung tâm Dải Ngân hà khoảng 28.000 năm ánh sáng.Hệ Mặt Trời cách trung tâm Dải Ngân hà khoảng 28.000 năm ánh sáng.

Dải Ngân Hà là một thiên hà xoắn ốc giống như một vòng hoa và luôn luôn quay. Nó đang quay với tốc độ khoảng 168 dặm/giây (tương đương 269km/giây) hay khoảng 600.000 dặm/giờ (tương đương 960.000km/h). Hệ Mặt Trời cách trung tâm dải Ngân Hà khoảng 28.000 năm ánh sáng và nó phải mất khoảng 225 triệu năm để quay quanh dải Ngân Hà.

4. Liệu có "vũ trụ ăn thịt người"?

Có thiên hà đã "nuốt chửng" những thực thể quá nhỏ bé.
Có thiên hà đã "nuốt chửng" những thực thể quá nhỏ bé.

Định nghĩa "vũ trụ ăn thịt người" là để chỉ việc thiên hà va chạm với một ngôi sao hoặc hành tinh nào đó và "nuốt chúng".

Thiên hà Andromeda (hay thiên hà Tiên nữ) là thiên hà xoắn ốc gần dải ngân hà của chúng ta nhất từng bị nghi ngờ trở thành một "động vật ăn thịt" đã "nuốt chửng" thiên hà nhỏ hơn và có khoảng cách quá gần với nó.

Theo ông Alan McConnachie thuộc Viện Vật lý thiên văn Herzberg thì "đã có bằng chứng cho thấy "thức ăn thừa" của thiên hà Andromeda là hàng tá dấu tích còn lại của các ngôi sao và những thiên hà nhỏ bé có khoảng cách quá gần với "gã khổng lồ" này".

5. Ngày trên Trái Đất bắt đầu dài hơn

 Ngày trên Trái Đất bắt đầu dài hơn

Theo quy ước một ngày là bằng khoảng thời gian Trái Đất quay quanh trục của nó. Trung bình ngày trên Trái Đất tăng một vài phần nghìn giây mỗi năm nhưng sự quay quanh trục của Trái Đất bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm cả các hiệu ứng hấp dẫn của Mặt trăng.

Bên cạnh đó những thảm họa như động đất hay sóng thần cũng có thể ảnh hưởng đến sự quay quanh trục của Trái Đất và chúng có thể thêm vào hoặc loại bỏ đi một vài phần nghìn giây mà ngày trên Trái Đất tăng lên mỗi năm.

Một ví dụ điển hình là trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản năm 2011 đã rút ngắn ngày của chúng ta đi 1.8 triệu phần giây. Kể từ khi ngày trên Trái Đất liên tục được kéo dài thì ước tính thời kì Khủng long vẫn còn tồn tại, ngày của Trái Đất chỉ khoảng 22 giờ.

6. Ánh sáng mặt trời chạm tới mặt bạn là đã hơn 30.000 tuổi

Ánh sáng mặt trời phải trải qua một hành trình khá gian nan để đến được với Trái Đất.Ánh sáng mặt trời phải trải qua một hành trình khá gian nan để đến được với Trái Đất.

Cho đến nay, Mặt Trời được ước tính đã 4.6 tỷ năm tuổi và đang trải qua giai đoạn 5 tỷ năm cuối cùng trước khi đốt cháy heli, trở thành một ngôi sao đỏ khổng lồ. Sau khoảng 1 tỷ năm làm ngôi sao đỏ, Mặt Trời sẽ co lại là một ngôi sao lùn trắng.

Các tia sáng mặt trời mất khoảng 8 phút để thực hiện cuộc hành trình qua 93 triệu dặm (tương đương150 triệu km) đến với Trái Đất. Mặc dù vậy, những tia sáng này đã được hình thành vào khoảng thời gian hơn 30.000 năm trước đây ở lõi của Mặt Trời thông qua một quá trình tổng hợp hạt nhân cao độ khi đó Mặt Trời tiêu thụ heli và hydro.

7. Khả năng có nhiều hơn một vũ trụ

Liệu có vũ trụ nào đang tồn tại mà chúng ta không hề biết đến?
Liệu có vũ trụ nào đang tồn tại mà chúng ta không hề biết đến?

Quan điểm chúng ta đang sống trong vũ trụ mà là một trong nhiều vũ trụ đang tồn tại đang ngày càng được chấp nhận nhiều hơn. Nó bắt nguồn từ lý thuyết về lạm phát vĩnh cửu. Lý thuyết này cho rằng sau vụ nổ Vụ nổ lớn (Big Bang) (vụ nổ khai sinh ra vũ trụ), không gian và thời gian mở rộng với tốc độ khác nhau và ở những nơi khác nhau. Điều này có thể dẫn đến khả năng tồn tại của các vũ trụ bong bóng riêng biệt.

Nhiều nhà khoa học còn đặt ra giả thuyết tồn tại các vũ trụ song song.

8. Chúng ta được tạo nên từ các bụi của những ngôi sao?

Chúng ta được tạo nên từ các bụi của những ngôi sao?

Trái Đất ra đời từ tinh vân Mặt Trời. Tinh vân này gồm hydro và heli được tạo ra từ Vụ nổ lớn (BigBang) và những nguyên tố hóa học nặng hơn khác được tạo ra từ những ngôi sao đã chết.

Theo nhà nghiên cứu Carl Sagan thì:"Các nitơ trong DNA của chúng ta, lượng canxi trong răng của chúng ta, chất sắt trong máu của chúng ta, tất cả đều được làm từ bụi của những ngôi sao đã chết".

Nếu bạn nhìn lên những ngôi sao bầu trời ban đêm hãy liên tưởng đến mối liên hệ sâu sắc giữa chúng ta và chúng. Nếu không cho cái chết của những ngôi sao chúng ta sẽ không có sự sống.

9. Có khoảng 4.800 ngôi sao được sinh ra mỗi giây

Có khoảng 4.800 ngôi sao được sinh ra mỗi giây

Trong thiên hà tổng khối lượng các ngôi sao hình thành trong một năm tương đương với khoảng 3 khối lượng mặt trời (đơn vị khối lượng dùng trong thiên văn học để xác định khối lượng của các ngôi sao hay các thiên thể lớn).

Đơn vị khối lượng Mặt Trời chính bằng khối lượng của Mặt Trời và tương đương với nguồn vật liệu đủ để hình thành khoảng ba Mặt Trời mỗi năm. Điều đó có nghĩa là mỗi ngày có khoảng 150 tỷ hoặc 400 triệu ngôi sao được hình thành tương đương với 4.800 ngôi sao được sinh ra mỗi giây!

Thứ Năm, 01/09/2016 20:37
4,119 👨 9.734
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ