Khi toàn cầu nóng lên, các nhà khoa học đã cảnh báo về những vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra như: băng tan, mực nước biển dâng cao và thời tiết cực kỳ khắc nghiệt. Bên cạnh đó vẫn còn một mối đe dọa khác mới xuất hiện, đó là các bệnh mới "kỳ lạ" đang lan rộng tại những nơi được cho là an toàn.
Tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy có thể là nguyên nhân gây ra "những mầm bệnh đáng sợ", trong khi đó nhiệt độ ấm dần lên sẽ giúp cho những côn trùng mang mầm bệnh lây lan ra xa và rộng hơn. Dưới đây là 5 bệnh "cực kỳ nguy hiểm" có thể gây chết người:
1. Bệnh than (Anthrax)
Vào cuối tháng Bảy năm 2016, một đợt bùng phát bệnh than quay trở lại với những đàn tuần lộc ở Siberia, làm chết hơn 2000 con. Một vài người dân ở đó cũng mắc phải bệnh này. Theo các quan chức địa phương, "thủ phạm chính" là ai? Cách đây 75 năm, một con tuần lộc bị chết trong tầng đất đóng băng. Cho đến mùa hè, khi mà nhiệt độ ấm trở lại, các lớp đất đóng băng tan chảy và xác chết ở bên trong đó cũng được phát hiện ra.
George Stewart – một nhà vi khuẩn học ở khoa Thú y của trường Đại học Misouri có trả lời trang báo Live Science rằng: "Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, nó bắt nguồn từ động vật lây sang người do khuẩn than gây ra. Dạng bào tử lây nhiễm được bọc bởi một lớp vỏ protein để có thể giữ an toàn cho nó trong cơ thể động vật 'đang chết tạm thời' ở tầng lớp đất trong nhiều thế kỷ ".
Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu cho rằng bãi đất chôn lấp gia súc và xác tuần lộc mắc bệnh than ở Siberia đã đủ để kích hoạt dịch bệnh mới khi mà tầng đất đóng băng của người Siberia tan chảy.
2. Virus Zika
Zika – một loại virus điển hình không gây triệu chứng gì hoặc chỉ sốt nhẹ và phát ban ở người lớn nhưng rất nguy hiểm khi lây nhiễm sang phụ nữ đang mang thai, gây sảy thai và tật đầu nhỏ trong bào thai. Các sinh vật chính gây ra bệnh Zika là do vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm khuẩn, mang bệnh sốt xuất huyết và sốt Chikungunya.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, A. aegypti là loài muỗi vằn thường đốt vào ban ngày, sinh sản nhanh chóng ở những nắp chai đựng nước mưa. Hiện nay, hầu hết loài muỗi này được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở Nam và Trung Mỹ, Đông Nam Á, Châu Phi và Hoa Kỳ, nhưng hạn chế hơn tại các bang miền đông nam.
Trái đất nóng dần lên, các bệnh dễ lây nhiễm vì thế lại ngày càng lan rộng. Một bài báo năm 2014 trên trang tạp chí Geospatial Health viết rằng: "Một số khu vực nhiệt đới ít bị loài muỗi vằn A. aegypti ghé thăm, trong khi những nơi được cho là an toàn hiện nay như nội địa Úc, miền nam Iran, bán đảo Ả rập và nhiều nơi trên khu vực Bắc Mỹ thì chỉ có muỗi 'thân thiện'".
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu, lý do khiến chúng ta suy nghĩ: "Làm thế nào để sự lan tràn của muỗi A. aegypti không phải là nguyên nhân gây ra dịch bệnh xuất huyết và các bệnh khác ở vùng khí hậu ôn đới, trong khi nhiều nước phát triển có thể kiểm soát muỗi ngay tại chỗ".
Theo Công ty cổ phần đại học nghiên cứu khí quyển, ngay cả những dụng cụ đơn giản như rèm cửa sổ cũng có thể dùng để ngăn chặn được dịch bệnh này. Mặt khác, các khu vực mà bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên của trái đất gây ra hạn hán có thể cho ta thấy được sự gia tăng nhanh chóng của loài muỗi A. aegypti. Vì người dân ở đây thường hứng nước mưa ở ngoài sân để sử dụng và các thùng chứa nước sẽ là nơi thuận tiện để muỗi sinh sản.
3. Bệnh "xác sống"
Bệnh than là tác nhân gây bệnh nằm ẩn sâu dưới tầng đất đóng băng. Năm 2015, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một loại virus "khổng lồ" mà họ mới phát hiện ra ở trong lớp băng vĩnh cửu của Siberia, virus này cần có thể lây nhiễm bệnh sau 30000 năm. Điều may mắn là virus này chỉ lây nhiễm amip mà không gây hại cho loài người, nhưng sự tồn tại của chúng làm dấy lên nhiều lo ngại rằng: "Các mầm bệnh chết người như đậu mùa hoặc những loại virus chưa rõ bị tuyệt chủng hay chưa cũng có thể được ẩn giấu trong lớp băng vĩnh cửu".
Những hoạt động của con người như khoan dầu và khai thác mỏ ở các khu vực đóng băng của Siberia trước đây có thể làm ảnh hưởng đến "giấc ngủ" hàng thiên niên kỷ của loài vi sinh vật.
4. Bệnh lây truyền do con bọ ve
Theo một bài viết trên trang tạp chí Infectious Disease Clinics of North America: "Cũng giống với muỗi, con ve đã tìm thấy được một môi trường sống mới như khí hậu ấm và khi di chuyển, chúng gây ra cho loài người chúng ta rất nhiều bệnh. Một ví dụ điển hình là bệnh Babesiosis - một bệnh hiếm gặp - được gây ra bởi một loại ký sinh trùng làm cho hồng cầu bị nhiễm bệnh. Bệnh này chủ yếu được tìm thấy ở Đông Bắc và phía trên vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Hơn nữa, bệnh chủ yếu lây nhiễm vào mùa hè khi mà các con bọ ve và con người hoạt động nhiều nhất. Ngoài ra, mùa hè thường nóng và dài hơn rất có thể là cơ hội tốt để vi khuẩn Babesiosis phát triển".
Tương tự như vậy, bệnh Lyme cũng có thể lây lan sang những khu vực khác ở phía Bắc. Trong một bài báo năm 2008 trên tạp chí Ecohealth cho thấy rằng: "Con ve chính là sinh vật gây bệnh Lyme, dự đoán vào năm 2080 nó sẽ có mặt ở 213% môi trường sống ở Canada nếu biến đổi khí hậu tiếp tục di chuyển theo dọc quỹ đạo của nó". Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: "Loài ve có thể di chuyển ra khỏi miền nam Hoa kỳ và số lượng sẽ tăng lên rất nhiều ở trung tâm của nước này".
5. Bệnh dịch tả tiêu chảy
Các bệnh dịch tả tiêu chảy có thể gây chết người do nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm. Thời gian tới, khi mà trái đất nóng dần lên, các nhà nghiên cứu cho rằng sự bùng phát dịch tả có thể tăng cao.
Một nghiên cứu được trình bày vào năm 2014 tại cuộc họp thường niên của Liên minh địa vật lý Mỹ nhận thấy rằng: "Sự gia tăng về nhiệt độ và lũ lụt gây ra bởi biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh dịch tả ở các khu vực ngày càng tăng do bởi hệ thống vệ sinh còn kém". Các nhà nghiên cứu nói rằng: "Lũ lụt có thể làm lây lan nước bị ô nhiễm ra các khu vực bên cạnh, trong khi đó những nơi bị hạn hán thường tập trung nhiều vi khuẩn dịch tả (vi trùng Vibrio cholera) ở những vùng nước nhỏ. Tuy rằng hai điều kiện môi trường khác nhau nhưng chúng đều gây hại cho sức khỏe cộng đồng".
David Morens - cố vấn khoa học cao cấp tại Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm phát biểu tại Think Progress năm 2015 rằng: "Tôi đặt bệnh dịch tả nằm ở vị trí đầu trong danh sách các bệnh mà khiến tôi phải lo lắng nhất khi biến đổi khí hậu. Bệnh tả thích hợp phát triển ở những nơi có thời tiết ấm áp.Vì vậy khi Trái đất nóng lên, nước nóng lên thì sẽ càng thuận lợi cho nó phát triển và biến đổi khí hậu sẽ làm cho bệnh dịch tả trầm trọng hơn rất nhiều".