Cách khắc phục sự cố với thiết lập đa màn hình trong Windows

Thiết lập hệ thống màn hình kép rất hữu ích cho người dùng vì nhiều lý do, bao gồm khả năng đa nhiệm hoặc chuyển đổi qua lại giữa 2 ứng dụng hoặc trang web, mà không cần giảm đến mức tối thiểu kích thước của cửa sổ liên tục. Có thể đôi khi bạn phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến màn hình thứ hai. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể sử dụng để khắc phục sự cố.

Không có tín hiệu

Nếu màn hình thứ hai nhận được thông báo “No signal” (không có tín hiệu), thì điều đó có nghĩa là dữ liệu không chuyển từ máy tính sang màn hình. Có một số phương pháp khác nhau bạn có thể thử để khắc phục lỗi này.

Nếu bạn kết nối màn hình trong khi bật, hệ thống có thể không nhận ra nó. Tắt màn hình và sau đó bật lại để xem hệ thống có nhận màn hình mới không.

Một điều dễ dàng để kiểm tra nữa là các dây cáp. Hãy chắc chắn rằng chúng được kết nối chính xác và không dây nào trong số chúng bị lỏng hoặc rơi ra ngoài. Nếu dây cáp không có vấn đề gì, hãy rút chúng ra rồi cắm lại để đảm bảo rằng chúng được gắn thực sự chắc chắn. Bạn cũng có thể cần phải thử một cáp mới.

Hãy thử công cụ phát hiện của Windows để xem tại sao Windows lại không nhận rằng có màn hình được kết nối.

Để kiểm tra điều này, hãy làm như sau:

1. Nhấp chuột phải vào desktop và chọn Display settings.

Chọn Display Settings

2. Cuộn xuống cho đến khi bạn tìm thấy phần Multiple display.

Cuộn xuống cho đến khi bạn tìm thấy phần Multiple display

3. Nhấp vào nút Detect.

Nếu màn hình thứ hai có nhiều tùy chọn đầu vào, hãy đảm bảo bạn đã nhấn nút để chọn loại đầu vào đó.

Nếu bạn sử dụng card đồ họa chuyên dụng có nhiều đầu ra, hãy thay đổi cổng đồ họa bạn đang sử dụng. Cổng có thể bị hỏng và việc chuyển đổi cổng sẽ khắc phục sự cố.

Mặc dù Windows 10 hỗ trợ nhiều màn hình theo mặc định, bạn có thể thử cập nhật driver đồ họa của mình.

1. Trong hộp tìm kiếm trên thanh tác vụ, nhập Device Manager, sau đó chọn nó.

2. Nhấp vào mũi tên bên cạnh Display adapters. Nhấp chuột phải vào card đồ họa mà bạn muốn cập nhật.

Nhấp vào mũi tên bên cạnh Display adapters

3. Chọn Search automatically for updated driver software.

Chọn Search automatically for updated driver software

4. Chọn “Update Driver”.

5. Nếu Windows không tìm thấy driver mới, bạn có thể thử tìm kiếm trang web của nhà sản xuất.

Độ phân giải sai

Nếu bạn đang thêm một màn hình mới, độ phân giải cao hơn vào hệ thống của mình, màn hình mới có thể cố gắng sao chép các cài đặt từ màn hình cũ hoặc khớp với những cài đặt của màn hình hiện tại. Khắc phục độ phân giải của màn hình mới bằng cách làm theo các bước sau.

1. Nhấp chuột phải vào màn hình và chọn Display settings từ menu.

2. Nhấp vào màn hình bạn muốn chỉnh sửa trong cửa sổ trên cùng.

3. Cuộn xuống và tìm Scale and layout.

4. Bên dưới độ phân giải, sử dụng menu drop-down để chọn độ phân giải chính xác cho màn hình.

Nếu cách này không hoạt động, hãy thử cập nhật driver đồ họa như được mô tả ở trên.

Tốc độ refresh không chính xác

Windows thường không chọn được cài đặt tốt nhất cho màn hình mới, vì vậy bạn có thể phải tự thiết lập tốc độ refresh để tăng tốc cho màn hình.

Để kiểm tra tốc độ refresh mà màn hình mới đang sử dụng, hãy thử sử dụng TestUFO. Sau đó, so sánh tỷ lệ đó với tốc độ nhanh nhất cho màn hình mới của bạn. Nếu bạn muốn thay đổi tốc độ, hãy làm theo các bước sau.

1. Nhấp chuột phải vào desktop và chọn Display settings từ menu.

2. Cuộn xuống dưới cùng của cửa sổ và nhấp vào Advanced display setting.

3. Nhấp vào Display adapter properties for X. Hãy chắc chắn rằng đó là màn hình mà bạn muốn thay đổi.

Tốc độ refresh không chính xác

4. Chọn tab Monitor ở trên cùng.

5. Trong phần Monitor settings, hãy sử dụng hộp drop-down để chọn tốc độ refresh bạn muốn sử dụng.

Loại màn hình

Khi thêm màn hình thứ hai vào hệ thống của mình, bạn có thể chọn mở rộng desktop, nhân đôi hoặc giữ desktop chỉ trên một màn hình. Để thay đổi cài đặt này, hãy làm như sau:

1. Nhấn Win+P.

2. Chọn màn hình bạn muốn.

Chọn loại màn hình

Màn hình khi đang chơi game bị giảm kích thước xuống mức tối đa

Một vấn đề khác bạn có thể gặp phải khi sử dụng màn hình thứ hai là game bạn đang chơi trên một màn hình bị giảm kích thước tối đa mà không rõ lý do. Bạn có thể vô tình nhấp vào màn hình thứ hai vì không có gì ngăn cách giữa các màn hình.

Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy thử một trong những mẹo khắc phục sự cố sau:

  • Kiểm tra các tùy chọn hiển thị trong chính game đó. Nếu bạn đang chơi ở chế độ “Windowed”, hãy thử chuyển sang chế độ “Full Screen” thay thế.
  • Hãy thử chuyển sang chế độ “Borderless Window”. Chế độ này sẽ không ngăn chặn bạn di chuyển chuột lên màn hình khác, nhưng nó sẽ ngăn màn hình giảm kích thước xuống mức tối đa khi bạn đang chơi game.
  • Hãy thử Dual Monitor Tool (link tham khảo: http://dualmonitortool.sourceforge.net/). Công cụ Cursor cho phép bạn khóa con trỏ chuột vào một trong các màn hình. Hãy nhớ mở khóa khi bạn kết thúc game!
  • Tắt màn hình thứ hai hoặc nhấn Win+P để chỉ thay đổi màn hình sang desktop.

Sử dụng các mẹo này để làm cho việc sử dụng màn hình thứ hai trở thành trải nghiệm khiến bạn hài lòng hơn và giảm các vấn đề ngăn bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Thứ Tư, 06/11/2019 08:09
4,84 👨 48.444
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sửa lỗi máy tính