Hàm trong PHP
Hàm trong PHP giống với các ngôn ngữ lập trình khác. Một hàm là một đoạn code mà nhận một hoặc nhiều đầu vào trong mẫu các tham số, rồi thực hiện một vài tiến trình xử lý và trả về 1 giá trị.
Chương trước chúng ta đã làm quen với các hàm như fopen() và fread()... Đó là những hàm được tích hợp sẵn, nhưng PHP cũng cung cấp cho bạn tùy chọn để bạn có thể tự tạo hàm cho mình.
Chương này sẽ giúp bạn hiểu rõ hai phần sau:
- Tạo một hàm trong PHP
- Gọi một hàm trong PHP
Thực tế bạn hầu như không cần tự tạo các hàm PHP, bởi vì đã có khoảng hơn 1000 hàm được xây dựng trong thư viện để xử lý các công việc khác nhau và bạn chỉ cần gọi chúng theo yêu cầu của mình.
Tạo hàm trong PHP
Trong PHP, rất đơn giản để tạo một hàm riêng cho mình. Giả sử bạn muốn tạo một hàm, hàm này sẽ đơn giản là ghi một thông điệp trên trình duyệt khi bạn gọi nó. Ví dụ sau sẽ tạo một hàm QTMMessage() và gọi nó sau khi tạo.
Chú ý rằng trong khi tạo một hàm, thì tên hàm nên bắt đầu với từ khóa function và tất cả code PHP nên được đặt trong cặp dấu { và } như dưới đây:
<html> <head> <title>Đây là hàm PHP</title> </head> <body> <?php /* Định nghĩa hàm PHP */ function QTMMessage() { echo "Chúc các bạn học PHP thật tốt!"; } /* Gọi hàm PHP */ QTMMessage(); ?> </body> </html>
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php để xem kết quả.
Chúc các bạn học PHP thật tốt!
Hàm với các tham số trong PHP
PHP cung cấp cho bạn tùy chọn để truyền tham số vào trong một hàm. Bạn có thể sử dụng nhiều tham số bao nhiêu nếu bạn thích. Các tham số này làm việc như các biến trong hàm. Ví dụ sau sử dụng 2 tham số integer và tính tổng của chúng rồi in ra.
<html> <head> <title>Hàm PHP với tham số</title> </head> <body> <?php function hamTimTong($num1, $num2) { $sum = $num1 + $num2; echo "Tổng của hai số là: $sum"; } hamTimTong(15, 35); ?> </body> </html>
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả:
Tổng của hai số là: 50
Truyền tham số bằng tham chiếu trong PHP
Nó là có thể để truyền các tham số cho hàm bởi tham chiếu. Nghĩa là, một tham chiếu tới biến được thao tác bởi hàm thay vì sao chép một giá trị của biến đó.
Bất kỳ thay đổi nào được tạo ra cho một tham số trong các trường hợp này sẽ thay đổi giá trị của biến ban đầu. Bạn có thể truyền một tham số bởi tham chiếu bằng việc thêm một ký hiệu & cho tên biến trong: lời gọi hàm hoặc định nghĩa hàm.
Ví dụ sau miêu tả hai trường hợp này:
<html> <head> <title>Truyền tham số bằng tham chiếu trong PHP</title> </head> <body> <?php function themNam($num) { $num += 5; } function themSau(&$num) { $num += 6; } $orignum = 10; themNam( $orignum ); echo "Giá trị biến orignum là $orignum<br />"; themSau( $orignum ); echo "Giá trị biến orignum là $orignum<br />"; ?> </body> </html>
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả:
Giá trị biến orignum là 10
Giá trị biến orignum là 16
Hàm trả về giá trị trong PHP
Một hàm có thể trả về một giá trị bởi sử dụng lệnh return kết hợp với một giá trị hoặc một đối tượng. Hàm return trong PHP dừng sự thực thi của hàm và gửi giá trị trở lại code đang gọi.
Bạn có thể trả về nhiều hơn một giá trị từ một hàm bởi sử dụng return array(1,2,3,4).
Ví dụ sau nhận hai tham số nguyên và tính tổng giá trị của chúng, sau đó trả về kết quả cho chương trình đang gọi. Ghi chú rằng từ khóa return được sử dụng để trả về một giá trị từ một hàm.
<html> <head> <title>Hàm trả về giá trị trong PHP</title> </head> <body> <?php function hamTimTong($num1, $num2) { $sum = $num1 + $num2; return $sum; } $return_value = hamTimTong(20, 79); echo "Giá trị hàm trả về là: $return_value"; ?> </body> </html>
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả:
Giá trị hàm trả về là: 99
Thiết lập giá trị mặc định cho tham số hàm trong PHP
Bạn có thể thiết lập một giá trị mặc định cho tham số nếu người gọi hàm không truyền giá trị cho nó.
Hàm sau in chuỗi Mặc định trong trường hợp không truyền bất kỳ giá trị nào cho hàm này.
<html> <head> <title>Đặt giá trị mặc định cho tham số</title> </head> <body> <?php function inTB($param = "Mặc định") { print $param; } inTB("Truyền tham số cho hàm<br />"); inTB(); ?> </body> </html>
<html>
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả:
Truyền tham số cho hàm
Mặc định
Gọi hàm động trong PHP
Trong PHP, bạn có thể gán các tên hàm như là các chuỗi cho các biến và sau đó đối xử với các biến này như khi bạn có chính tên hàm đó. Ví dụ sau miêu tả hành vi này:
<html> <head> <title>Gọi hàm động trong PHP</title> </head> <body> <?php function sayChao() { echo "Xin chào!<br />"; } $function_holder = "sayChao"; $function_holder(); ?> </body> </html>
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả:
Xin chào!
Theo tutorialspoint
Bài trước: File & I/O trong PHP
Bài tiếp: Cookie trong PHP
Bạn nên đọc
Cũ vẫn chất
-
Cách giữ định dạng Word khi chia sẻ tài liệu
Hôm qua -
Cách khởi động và dừng các dịch vụ trong MS SQL Server
Hôm qua -
Cách cộng dặm Bông sen vàng
Hôm qua -
Cách ẩn tin nhắn Telegram không cần xóa
Hôm qua -
Trải nghiệm Nothing Phone 1
Hôm qua 2 -
Cách vô hiệu hóa BitLocker trong Windows 10
Hôm qua -
Black Friday là gì? Black Friday 2023 vào ngày nào?
Hôm qua -
200+biệt danh cho người yêu hay và hài hước
Hôm qua 5 -
Pantheon DTCL 7.5: Lên đồ, đội hình mạnh
Hôm qua -
Khắc phục lỗi mạng WiFi không hiển thị trên Windows 10
Hôm qua