Chèn file trong PHP
Bạn có thể chèn nội dung của một PHP file vào một PHP file khác trước khi Server thực thi nó. Có 2 hàm trong PHP có thể được sử dụng để làm điều này.
- Hàm include()
- Hàm require()
Đây là một điểm mạnh của PHP mà giúp đỡ trong việc tạo hàm, header, footer hay các phần tử có thể được tái sử dụng trong nhiều trang. Điều này sẽ giúp các lập trình viên dễ dàng thay đổi bố cục của web. Nếu có bất kì thay đổi nào được yêu cầu, thay vì phải thay đổi hàng nghìn file thì chỉ cần thay đổi file được bao.
Hàm include() trong PHP
Hàm include() lấy tất cả text trong file đã chỉ định và sao chép chúng vào trong file có sử dụng hàm include. Nếu có bất kì vấn đề gì trong quá trình nạp file, thì hàm include() sinh ra một cảnh báo nhưng script vẫn tiếp tục thực thi.
Giả sử bạn muốn tạo một menu chung cho Website. Khi đó tạo một file là menu.php trong htdocs với nội dung sau:
<a href="https://qtm.com/index.jsp">Home</a> -
<a href="https://qtm.com/php">PHP</a> -
<a href="https://qtm.com/java">JAVA</a> -
<a href="https://qtm.com/html">HTML</a> <br />
Giờ hãy tạo bao nhiêu trang tùy bạn và chèn file này để tạo header. Ví dụ, test.php có thể có nội dung sau.
<html>
<body>
<?php include("menu.php"); ?>
<p>Ví dụ minh họa cách include file trong PHP!</p>
</body>
</html>
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả:
Hàm require() trong PHP
Hàm require() lấy tất cả text trong file đã chỉ định và sao chép chúng vào file có sử dụng hàm require. Nếu có bất kì vấn đề gì xảy ra trong quá trình nạp file thì hàm require() sinh ra một lỗi nghiêm trọng (Fatal Error) và ngăn chặn sự thực thi của script.
Vì vậy không có sự khác nhau nào giữa require() và include() ngoài việc chúng xử lý các điều kiện lỗi. Chúng tôi khuyên khích bạn sử dụng hàm require() thay cho include(), bởi vì script không nên tiếp tục thực thi nếu các file bị mất hay sai tên.
Bạn có thể sử dụng ví dụ trên với hàm require() và nó sẽ sinh ra cùng một kết quả. Nhưng nếu bạn thử làm theo 2 ví dụ sau, và nếu với một file không tồn tại, bạn sẽ nhận các kết quả khác nhau.
<html>
<body>
<?php include("xxmenu.php"); ?>
<p>Ví dụ minh họa cách include file trong PHP!</p>
</body>
</html>
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả (thực hiện trên Google Chrome):
Giờ hãy thử ví dụ trên với hàm require() trong PHP.
<html>
<body>
<?php require("xxmenu.php"); ?>
<p>Ví dụ minh họa cách include file trong PHP!</p>
</body>
</html>
File thực thi lần này tạm dừng và không hiển thị gì.
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả (mình thực hiện trên Google Chrome):
Ghi chú − Bạn có thể nhận được thông báo cảnh báo hoặc thông đbáo lỗi hoặc không gì cả. Điều này phụ thuộc vào cấu hình PHP Server của bạn.
Theo tutorialspoint
Bài trước: Chuỗi (String) trong PHP
Bài tiếp: File & I/O trong PHP
Bạn nên đọc
Cũ vẫn chất
-
Hướng dẫn vào BIOS trên các dòng máy tính khác nhau
Hôm qua 6 -
Tổ hợp những phím tắt trên Zalo phiên bản máy tính
Hôm qua -
Hướng dẫn chia sẻ tin nhắn trên Zalo
Hôm qua -
19+ điều thú vị giúp bạn "giết" thời gian khi ở một mình
Hôm qua -
Hướng dẫn tạo chữ xoay ngược
Hôm qua -
Mời chơi game khủng long mất mạng phiên bản 3D siêu cuốn ngay trên web
Hôm qua -
Khám phá những vị tướng out meta mùa S1 2023 Liên Quân Mobile
Hôm qua -
Cách dùng Windows To Go cài Windows lên USB
Hôm qua -
8 cách sửa lỗi “Excel Cannot Open Because The File Format Is Not Valid”
Hôm qua -
Những cách đơn giản để rèn luyện kỹ năng viết
Hôm qua