Bạn quan tâm giá Bitcoin hôm nay 21/12/2024 đang ở mức bao nhiêu USD trên 1 đồng Bitcoin, giá Bitcoin tăng hay giảm thì hãy mở trang này để luôn cập nhật giá Bitcoin trong thời gian thực nhé.
Nếu chưa biết về Bitcoin bạn có thể tìm hiểu tại đây: Bitcoin là gì? Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"?. Nếu đang tìm hiểu cách đào Bitcoin thì bạn đọc bài này Hướng dẫn đào Bitcoin cho người mới bắt đầu, và nếu chưa biết gì về blockchain thì đọc nốt bài này nhé: Blockchain là gì? Bong bóng hay cuộc cách mạng thực sự sau Internet?
Tính đến thời điểm 09:16 ngày 21/10/2021, 1 Bitcoin có giá 64.899 USD, tương đương khoảng 1.473.890.686 đồng Việt Nam.
Còn đây là bảng giá Bitcoin trong thời gian thực, cập nhật từng phút luôn:
Yếu tố tác động đến giá Bitcoin
Bitcoin khác với các loại cổ phiếu và trái phiếu vì nó không được phát hành bởi một tập đoàn hay tổ chức tài chính cụ thể. Do đó, không có bảng cân đối kế toán hay các báo cáo tài chính để bạn xem xét. Bitcoin cũng khác các loại tiền tệ truyền thống khác, nó không được phát hành bởi ngân hàng trung ương, không được chính phủ hỗ trợ, do đó chính sách tiền tệ, tỷ lệ lạm phát và các phép đo tăng trưởng kinh tế chẳng ảnh hưởng gì đến giá của Bitcoin. Vậy thì cái gì tác động đến giá của Bitcoin? Đây là câu trả lời.
Cung và cầu
Nguồn cung Bitcoin phải chịu tác động từ hai yếu tố khác nhau. Đầu tiên, giao thức Bitcoin cho phép tạo ra Bitcoin mới theo tốc độ cố định, được thiết lập chậm dần theo thời gian. Ví dụ, tốc độ đào và tung Bitcoin mới ra thị trường đã giảm dần từ 6,9% năm 2016 xuống 4,4% năm 2017 và 4,0% năm 2018. Điều này khiến nhu cầu Bitcoin tăng nhanh hơn so với nguồn cung, đẩy giá Bitcoin tăng lên.
Bên cạnh đó, Bitcoin còn có cơ chế cắt giảm một nửa phần thưởng để tạo ra lạm phát nhân tạo cho hệ sinh thái của nó. Cứ mỗi 4 năm, phần thưởng mà dân đào Bitcoin nhận được sau khi giải xong một khối sẽ giảm đi một nửa. Điều này đồng nghĩa với việc cứ sau mỗi chu kỳ 4 năm, giá Bitcoin có thể tăng lên một mức mới.
Thứ hai, nguồn cung có thể bị ảnh hưởng bởi số Bitcoin mà hệ thống cho phép tồn tại. Hiện thời, hệ thống Bitcoin giới hạn ở mức 21 triệu Bitcoin và khi đạt được con số này, các hoạt động đào sẽ không còn tạo ra Bitcoin mới nữa.
Ví dụ, tháng 12/2019, số lượng Bitcoin trong hệ thống đạt 18,1 triệu, chiếm 86,2%. Khi tất cả 21 triệu Bitcoin được lưu hành, mức giá của Bitcoin sẽ phụ thuộc vào việc nó có được coi là thiết thực, hợp pháp hay không. Lúc này, cơ chế lạm phát nhân tạo ở trên sẽ không còn ảnh hưởng tới giá Bitcoin nữa. Tuy nhiên, với tốc độ đào Bitcoin chậm dần theo từng năm, dự kiến tới tận năm 2140 hoặc lâu hơn chúng ta mới đào được Bitcoin cuối cùng.
Các đối thủ cạnh tranh
Bitcoin hiện đang là tiền mã hóa nổi tiếng, phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên, trên thị trường còn có hàng trăm loại tiền mã hóa khác. Tính tới tháng 01/2020, các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Bitcoin gồm ether (ETH), XRP, Bitcoin cash (BCH), litecoin (LTC) và EOS. Trong tương lai, sẽ còn có thêm nhiều loại tiền mã hóa nữa gia nhập thị trường bởi hầu như chẳng có bất cứ rào cản nào cả.
Thị trường càng đông đúc thì các nhà đầu tư càng cảm thấy vui bởi sự cạnh tranh sẽ làm giảm mức giá của các loại tiền mã hóa. May mắn là với mức độ phổ biến của mình, Bitcoin có khá nhiều lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.
Chi phí sản xuất
Mặc dù là tiền ảo nhưng Bitcoin cũng là sản phẩm của một dây chuyền sản xuất. Vì thế, nó phải chịu các chi phí sản xuất và hóa đơn tiền điện là chi phí đáng kể nhất hiện tại. Để đào Bitcoin, những thợ mỏ 4.0 phải thiết lập những dàn máy tính mạnh, chạy 24/7 để giải những bài toán mã hóa phức tạp. Các thợ mỏ sẽ cạnh tranh với nhau và ai giải được đầu tiên sẽ được thưởng 1 khối Bitcoin.
Hệ thống thuật toán của Bitcoin chỉ cho phép 1 khối Bitcoin được giải trong mỗi 10 phút. Điều này đồng nghĩa với việc càng nhiều thợ mỏ tham gia thì bài toán càng trở nên khó khăn hơn, chi phí càng trở nên tốn kém hơn.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị thị trường của Bitcoin có liên quan mật thiết tới chi phí sản xuất cận biên của nó.
Mức độ phổ biến trên các sàn giao dịch
Giống như cổ phiếu, được niêm yết và giao dịch trên các sàn, tiền mã hóa cũng được giao dịch trên những sàn giao dịch riêng như Coinbase, GDAX... Các sàn này, cho phép mọi người giao dịch mua/bán Bitcoin, ETH... bằng các loại tiền tệ đang được lưu hành trên thị trường, phổ biến nhất là USD.
Mức độ phổ biến càng cao càng có nhiều người giao dịch. Bên cạnh đó, để được giao dịch trên nhiều sàn, Bitcoin phải tuân thủ, phù hợp với nhiều quy tắc khác nhau. Điều này cũng khiến giá của Bitcoin luôn cao hơn so với các đồng tiền mã hóa khác.
Các quy định và vấn đề pháp lý
Hiện tại, các cơ quan quản lý vẫn chưa thống nhất được các vấn đề liên quan tới tiền mã hóa như Bitcoin. Họ chưa biết sẽ phân loại Bitcoin như thế nào và tạo ra sự bấp bênh, không chắc chắn.
Điều này có thể tác động tới giá của Bitcoin theo hai cách. Thứ nhất, nó cho phép các nhà đầu tư với nguồn vốn không đủ để mua 1 Bitcoin tham gia thị trường, làm tăng nhu cầu. Thứ hai, nó cho phép các nhà đầu tư có tiềm lực khủng khống chế thị trường.
Fork và các vấn đề quản trị
Bitcoin không hề bị chi phối bởi các cơ quan nhà nước. Vì thế, chính các nhà phát triển và thợ mỏ sẽ đóng vai trò xử lý các giao dịch và giữ an toàn cho blockchain. Các thay đổi trên phần mềm Bitcoin đều được xử lý dựa trên sự đồng thuận nên thường mất rất nhiều thời gian. Điều này có thể khiến cộng đồng Bitcoin cảm thấy nhàm chán.
Khả năng mở rộng của hệ thống Bitcoin là một vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua. Số lượng giao dịch có thể xử lý tùy thuộc vào kích thước của các khối và hiện tại phần mềm của Bitcoin chỉ có thể xử lý được khoảng 3 giao dịch mỗi giây. Mặc dù điều này không phải là mối lo ngại do có rất ít nhu cầu về tiền mã hóa nhưng nhiều người cho rằng tốc độ giao dịch chậm sẽ khiến các nhà đầu tư bỏ Bitcoin quay sang các đồng tiền mã hóa khác.
Cộng đồng Bitcoin hiện đang được phân chia theo cách tốt nhất để tăng số lượng giao dịch. Các thay đổi với quy tắc chi phối việc sử dụng phần mềm cơ bản được gọi là "fork". Những thay đổi quy tắc "soft fork" không dẫn tới việc tạo ra một loại tiền mã hóa mới, nhưng thay đổi "hard fork" thì có. Thực tế, trong quá khứ, Bitcoin đã từng bị hard fork thành Bitcoin cash và Bitcoin gold.
Xem thêm: 6 phần mềm đào Bitcoin tốt nhất cho Windows, Mac, Linux