Remote máy lạnh đang gặp vài sự cố nhỏ làm cho bạn đôi khi cảm thấy khó chịu mỗi khi sử dụng. Vậy bạn đã có cách nào hay để khắc phục chưa? Nếu chưa thì có thể làm theo hướng dẫn của các kỹ thuật viên sửa máy lạnh chia sẻ trong bài viết dưới đây để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất và tình trạng này sẽ không còn lặp lại nữa.
- 4 cách bật điều hòa mà không cần sử dụng đến điều khiển
- Điều khiển điều hoà như thế nào để tiết kiệm điện?
- Ứng dụng điều khiển điều hòa trên iPhone
1. Điều khiển không có tiếng “bíp” nhưng vẫn lên hình
Hầu hết các điều khiển máy lạnh đều phát ra tiếng "bíp" khi chúng ta nhấn nút đều chỉnh nhiệt độ hay sử dụng chức năng nào đó. Tuy nhiên, nếu một ngày nào đó bỗng dưng bạn không còn nghe thấy âm thanh quen thuộc này dù màn hình vẫn hiển thị, thì rất có thể do mắt thần của remote (bộ phận nằm phía trên đầu điều khiển máy lạnh) đang gặp sự cố nào đó như: Bị bụi bẩn bám, phần tiếp điện của mắt thần bị đen,...
Cách khắc phục:
Sử dụng một chiếc khăn khô, mềm và lau mắt thần remote máy lạnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, tốt nhất là bạn nên đặt remote máy lạnh trên kệ hoặc mắc trên tường khi không sử dụng. Hạn chế đặt remote máy lạnh trên đầu giường ngủ hoặc bàn ghế để tránh trường hợp remote bị cấn hoặc bị dính nước, sẽ gây hư hỏng mắt thần của remote máy lạnh.
2. Điều khiển bị mất màn hình
Như chúng ta biết, màn hình hiển thị của remote cho chúng ta thấy được các chức năng hoặc nhiệt độ đang được điều chỉnh. Khi bạn không còn nhìn thấy màn hình remote hiển thị thì khả năng cao do pin bị rỉ sét. Phần đầu của pin tiếp xúc kém, làm cho bo mạch của remote và pin mất đường dẫn.
Cách khắc phục:
Đối với tình huống này, bạn cần lấy pin cũ ra và cạo hết phần rỉ sét còn đọng lại ở phần tiếp giáp với pin. Sau đó, lại lắp pin mới vào để sử dụng.
>> Có thể bạn quan tâm: Hè này, nên chọn quạt phun sương, quạt hơi nước hay quạt điều hòa?
3. Điều khiển có màn hình bị chập chờn
Thêm một lỗi thường gặp trên remote máy lạnh mà nhiều người dùng phàn nàn đó là điều khiển có màn hình bị chập chờn. Thực chất, nguyên nhân của lỗi này là do điều khiển bị đánh rơi hoặc bị cấn trước đó, khiến mạch điều khiển trên remote bị hở (thậm chí các khớp remote bị bung tróc, lỏng lẻo) nên mới dẫn tới hiện tượng màn hình chập chờn. Bên cạnh đó, sự cố pin yếu cũng có thể làm màn hình remote máy lạnh lúc hiển thị, lúc không.
Cách khắc phục:
Thông thường, pin của remote điều hòa có tuổi thọ khoảng một năm. Do vậy, khi phát hiện lỗi trên remote máy lạnh này, bạn cần kiểm tra pin, nếu hết bạn nên thay pin mới để điều hòa hoạt động bình thường trở lại. Còn nếu sự cố do sơ ý làm rơi remote nhiều lần thì bạn nên nhờ đến các nhân viên kỹ thuật điện lạnh để họ sửa chữa và thay mới nếu cần thiết.
Một số lưu ý khi sử dụng điều khiển máy lạnh
- Cần vệ sinh điều hòa, bảo dưỡng điều hòa theo định kỳ để loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc.
- Để remote bền hơn, bạn có thể trang bị một bao bọc bên ngoài nhằm hạn chế vào nước và giảm lực tác động khi bị rơi rớt mạnh.
- Sau một thời gian sử dụng, nếu màn hình remote bị mờ, đèn sáng yếu, lúc bấm được lúc không, bạn nên thay pin mới để remote hoạt động ổn định hơn.
>> Xem thêm series bài viết hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hòa chi tiết, đơn giản, đúng cách:
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Panasonic
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Daikin
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Toshiba
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Mitsubishi
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Hitachi
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Sharp
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Casper
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Nagakawa
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Sumikura
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Midea
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa LG
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Samsung
- Cách sử dụng remote máy lạnh Sanyo
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Aqua
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Akito
- Cách sử dụng điều khiển điều hòa Funiki