Xin chữ gì đầu năm 2024 để gặp may mắn, học giỏi, thành đạt, đỗ đạt… là thắc mắc của nhiều người mỗi dịp Tết đến xuân về. Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây giúp lựa chọn được chữ để xin vào đầu năm mới phù hợp để gửi gắm mong ước, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà trong năm mới.
Mục lục bài viết
Xin chữ đầu năm là gì? Có ý nghĩa gì?
Xin chữ đầu năm là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam để cầu mong may mắn, bình an và phúc lộc thọ cho bản thân và gia đình.
Vào những ngày đầu tiên của năm mới, mọi người đều muốn gia đình, bản thân gặp được những điều may mắn, vui vẻ để có một năm thành công. Chính vì vậy, người ta thường xin chữ để cầu may mắn, thành công, đỗ đạt, gia đạo bình an. Những con chữ được xin thể hiện lời chúc của người viết hoặc mong muốn của người xin.
Thời xưa, để xin chữ người ta sẽ chuẩn bị một lễ nhỏ gồm trầu cau, chè thuốc mang đến nhà thầy đồ để xin chữ. Tùy từng tâm tư nguyện vọng của người xin mà thầy đồ sẽ cho chữ thích hợp. Ngoài cầu mong những điều mình mong muốn, người xin chữ còn muốn xin cái đức độ, tài năng của thầy đồ.
Chữ xin về thường được gia chủ treo ở những nơi trang trọng trong nhà vừa để trang trí vừa hiện ước vọng của chủ nhà về một năm mới bình yên, thuận lợi và may mắn.
Xin chữ gì đầu năm 2024
- Đầu năm người đi làm có thể xin chữ: Đạt.
- Đầu năm người đi học, sĩ tử có thể xin chữ: Trí, Tài, Nhẫn, Thành, Cát, Phúc, Học, Đỗ, Đăng Khoa... để mong học giỏi, đỗ đạt.
- Đầu năm người làm kinh doanh, buôn bán thường xin chữ: Lộc, Tín, Phát Tài.
- Chữ xin cho gia đình đầu năm thường là chữ: Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, An.
- Người làm nghề kinh doanh, buôn bán đầu năm thường xin chữ Lộc, Tín, Phát tài, Vượng, Đạt, Hòa, Khởi, Cát Tường, Đắc.
Ý nghĩa của chữ xin đầu năm mới
Chữ Lộc cầu tài lộc
Chữ Lộc biểu trưng cho tài lộc, là một trong những chữ được nhiều người xin vào đầu năm mới. Mọi người tặng nhau chữ lộc như là một lời chúc một năm may mắn, phát tài, phát lộc tới người nhận.
Chữ Phúc cầu may mắn
Chữ Phúc tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn, sung sướng nên thường được nhiều người xin để trang trí trong nhà.
Chữ Thọ cầu sức khỏe, sống lâu
Chữ Thọ biểu tượng cho sự mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi. Mọi người thường xin chữ Thọ với mong muốn gia đình mạnh khỏe, sung túc và chúc thọ ông bà, cha mẹ.
Chữ Tâm cầu thanh tịnh
Mọi người xin chữ Tâm với mong muốn tâm được thanh tịnh, xóa hết dục vọng, ích kỷ, hận thù, để có một cuộc sống yên bình và thanh thản.
Chữ Đức cầu đạo đức
Chữ Đức là biểu trưng cho nét đẹp và đạo đức của con người. Người xin chữ đức để răn dạy chính bản thân mình phải sống tốt, làm những điều tốt đẹp để tâm hồn được thanh thản.
Chữ Tài cầu tài năng
Chữ Tài tượng trưng cho tài năng, người xin chữ mong muốn thành đạt trong học tập và công việc.
Ý nghĩa chữ An cầu bình an
Chữ An tượng trưng cho sự bình an. Người xin chữ An để cầu mong một cuộc sống an lành, hạnh phúc.
Chữ Nhẫn cầu nhẫn nhịn
Chữ Nhẫn là độ lượng, là sự khoan dung và bản lĩnh của con người.
Chữ Hiếu cầu biết ơn
Chữ Hiếu để thể hiện sự biết ơn về công ơn sinh thành, nuôi dưỡng khó nhọc của ông bà, cha mẹ.
Xin chữ Duyên đầu năm cầu tình duyên
Chữ Duyên biểu tượng cho tình yêu, duyên phận. Các bạn trẻ thường xin chữ duyên đầu năm để cầu mong sự may mắn trong tình yêu, dấu hiệu của hỷ sự.
Xin chữ Đỗ cầu đỗ đạt
Chữ Đỗ thể hiện mong muốn thi tài đỗ đạt, “vượt ngũ môn” thành công.
Chữ Đăng Khoa
Chữ Đăng Khoa thể hiện mong muốn và quyết tâm thi cử với kết quả cao, xuất sắc.
Chữ Trí
Chữ Trí bao gồm chữ Tri ( trong từ tri thức, sự hiểu biết) và chữ Nhật (mặt trời, ý chỉ sự sáng suốt, tỏ tường) thể hiện sự thông tuệ, sáng suốt, hiểu biết.
Chữ Học
Chữ học thể hiện sự ham học, học rộng tài cao, mong muốn đường học rộng mở, thuận lợi.
Xin chữ đầu năm ở đâu?
Địa chỉ du xuân dạo phố xin chữ 'Ông Đồ' ở Hà Nội
Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024
Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 tại hồ Văn, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Hội chữ mở cửa hàng ngày hàng ngày từ 8h00 đến 20h00.
- Ngày 30 Tết, Hội chữ xuân mở cửa đón Giao thừa đến 2h00 sáng hôm sau.
- Các ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết, Hội chữ xuân mở cửa đến 22h00.
Địa chỉ du xuân dạo phố xin chữ 'Ông Đồ' ở TP.HCM
Phố ông đồ - Đường mai Tết Nhà văn hóa Thanh niên (đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM).
TP.HCM còn có các phố ông đồ khác như: Phố ông đồ Cung văn hóa Lao Động, Phố ông đồ quận 5, quận 7 và rải rác ở một số hội hoa xuân các quận, huyện...
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn có thể lựa chọn được chữ xin đầu năm phù hợp với nguyện vọng. Chúc các bạn một năm mới vui vẻ.