Theo Âm lịch, tháng 12 - tháng Chạp năm Canh Tý 2021 chỉ có 29 ngày, tức là giao thừa năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng Chạp (31/1/2022 dương lịch). Điều này khiến nhiều người không khỏi thắc mắc, tại sao năm nay tháng Chạp chỉ có 29 ngày, tại sao năm nay không có 30 tết.
Lịch Âm hiện hành là do Đài Thiên văn Quốc gia Trung Quốc đưa ra dựa theo con số thiên văn vận hành của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Khi trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng sẽ rơi vào mùng một của mỗi tháng.
Tại sao năm nay không có 30 Tết?
Trên thực tế, bình quân chu kỳ mặt trăng từ tròn đến khuyết là 29,53 ngày. Số ngày trong mỗi tháng phải là số chẵn nên sẽ làm tròn dẫn đến có tháng thừa, tháng thiếu. Điều này khiến cho một tháng nào đó trong năm nay có 30 ngày thì tháng đó năm sau sẽ chỉ có 29 ngày. Tháng Chạp năm 2020 đã có 30 ngày nên tháng Chạp năm 2021 sẽ chỉ có 29 ngày.
Theo Âm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày, một năm chỉ có 353 ngày hoặc 354 ngày, ít hơn khoảng 11 ngày so với Dương lịch. Sau khoảng 3 năm, Âm lịch sẽ thiếu khoảng một tháng so với Dương lịch nên mới có sự xuất hiện của tháng Nhuận. Nếu không có tháng Nhuận, Tết Nguyên Đán sẽ đến ngày một sớm và sẽ xuất hiện hiện tượng “Ăn Tết vào mùa hè”.
Có vài năm, Tết Nguyên Đán còn đến rất sớm, một số năm thì lại đến khá muộn. Vào khoảng thời gian vài chục năm nay, Tết Nguyên Đán đến sớm nhất là vào ngày 21/1/1996, còn Tết Nguyên đán muộn nhất là ngày 20/2/1985. Sự chênh lệch giữa hai ngày tết này là một tháng.
Năm nay không có ngày 30 tết khiến nhiều người hụt hẫng vì cảm thấy mất đi cảm giác 30 tết thường niên. Tuy vậy, dù ngày cuối cùng rơi vào ngày nào, chúng ta cũng có thể gọi là “30 tết”, khoảnh khắc giao thừa đầy thiêng liêng mà ai cũng cảm thấy háo hức và hồi hộp trong thời khắc chuyển giao.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được tại sao năm nay chỉ có 29 Tết, đồng thời biết được tại sao sau khoảng 3 năm lại có một năm có tháng Nhuận.