Top 7 công việc liên quan đến CNTT không cần biết code

Công nghệ là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thị trường lao động hiện nay. Phần mềm, đám mây và tự động hóa thay thế các công việc truyền thống của công nhân nhà máy, thư ký và nhân viên phục vụ. Các công ty công nghệ phần mềm được đánh giá cao bởi thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà sáng lập của những công ty này là một trong những người giàu nhất trên thế giới.

Top 7 công việc liên quan đến CNTT không cần biết code

Nhưng nếu bạn không phải là thần đồng coding như Mark Zuckerberg hoặc Bill Gates, người bắt đầu viết code ngay từ lúc còn là thanh thiếu niên. Có thể bạn không thực sự thích code hoặc có thể bạn là tuýp người thích làm nghệ thuật hơn thì liệu bạn có bị "cấm" làm trong ngành công nghệ không? Hầu hết mọi người thường không biết rằng có rất nhiều công việc trong ngành công nghệ cao không yêu cầu phải làm về code.

Tất nhiên, bạn không thể không biết gì về công nghệ. Các kỹ năng cơ bản như kiến thức về kỹ thuật, cơ sở dữ liệu hoặc API vẫn sẽ cần thiết nhưng bạn sẽ sử dụng chủ yếu các kỹ năng của mình cho lĩnh vực khác không phải là code.

Dưới đây là 7 công việc không yêu cầu biết code hoặc kỹ thuật công nghệ chuyên sâu nhưng vẫn thú vị và quan trọng nhất là được trả lương cao.

  1. Program Manager
  2. Product Manager/Owner
  3. Scrum Master
  4. Designer
  5. User Researcher
  6. Recruiter
  7. Tech Writer

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một cách khái quát về từng công việc:

1. Program Manager (Quản lý chương trình)

Program Manager (Quản lý chương trình)

Program Manager – Quản lý chương trình (đừng nhầm với quản lý sản phẩm hoặc quản lý dự án) là người làm việc 3-5 dự án cùng một lúc để đảm bảo rằng tất cả đều được giải quyết đúng thời gian và sản phẩm được đưa ra đúng thời hạn. Một ngày làm việc điển hình của quản lý chương trình thường dành cho các cuộc họp khác nhau để lắng nghe và cập nhật tình hình đảm bảo mọi thứ vẫn vận hành trơn tru. Hãy nghĩ về công việc này như là một giám sát lịch trình sản phẩm cũng như người truyền đạt thông tin giữa các đội khác nhau. Bạn là một anh hùng cứu thế giới nhưng sống thầm lặng và ít được nhiều người biết tới (như Clark Kent) và đôi khi bị đánh giá thấp (như tiến sĩ Watson).

Ưu điểm là bạn sẽ rất ít chán khi làm ở vị trí này. Bởi luôn luôn có điều gì đó xảy ra và bạn sẽ phải giao tiếp với rất nhiều đội và cá nhân khác nhau trong công ty. Nếu bạn đam mê với việc lập kế hoạch cũng như không thích sự nhàm chán thì Program manager là một vai trò tuyệt vời đối với bạn.

Nhược điểm là bạn sẽ có ít hoặc không có thẩm quyền gì bởi bạn không phải người báo cáo trực tiếp. Thay vào đó, bạn cần sử dụng ảnh hưởng và kỹ năng giao tiếp của mình để giải quyết xung đột và ưu tiên cạnh tranh.

Xem thêm: Top 6 xu hướng outsourcing sẽ thay đổi ngành CNTT vào năm 2018

2. Product Manager/Owner (Quản lý/ Người "sở hữu" sản phẩm)

Product Manager/Owner (Quản lý/ Người "sở hữu" sản phẩm)

Product Manager (quản lý sản phẩm) hoặc người "sở hữu" sản phẩm thường bị nhầm là “Giám đốc điều hành của một sản phẩm”. Tuy vậy, khác với CEO, bạn sẽ không có quyền thuê hoặc đuổi bất cứ ai. Thay vào đó, bạn có trách nhiệm biến những ý tưởng thành sản phẩm bằng cách nói chuyện với các kỹ sư phần mềm và khách hàng. Bạn là nút giao giữa doanh nghiệp, khách hàng và kỹ sư phần mềm. Bạn làm điều đó bằng cách đảm bảo sản phẩm có tiềm năng tạo ra tiền và chiến lược kinh doanh phù hợp với công ty và thỏa mãn được những gì mà khách hàng mong muốn.

Điều tuyệt vời khi làm quản lý sản phẩm là nhìn thấy khuôn mặt hạnh phúc của khách hàng lúc nhận được sản phẩm của mình (hoặc email). Nhược điểm là trong vai trò người quản lý sản phẩm, bạn hiếm khi có bất kỳ quyền hạn nào đối với bên kỹ thuật, thiết kế hoặc phòng ban nào khác. Bạn cần có sự thuyết phục mạnh mẽ cũng như khả năng thuyết trình để bảo đảm mọi thứ diễn ra trơn tru.

PM cũng là cách nhanh nhất để bạn có thể thăng tiến lên làm lãnh đạo cấp cao. Nếu bạn có thể đưa ra ý tưởng thành công cũng như sản phẩm hái ra tiền cung cấp ra thị trường thì đó là một cách tuyệt vời để bản thân được quảng bá. Hầu hết các nhà điều hành cấp cao đều đến từ nền tảng PM.

Xem thêm: Nếu muốn có một sự nghiệp thành công, hãy tìm hiểu 5 xu hướng công nghệ năm 2018!

3. Scrum Master

Scrum Master

Scrum Master là người có trách nhiệm đảm bảo cho Scrum team vận hành bởi các giá trị của phương pháp Scrum và thực thi nó. Scrum Master được xem như người hướng dẫn cho team giúp cho team làm tốt công việc của mình hoặc như một Process Owner (người chủ tiến trình dự án) cho team, tạo ra thế cân bằng với một nhân vật khác cũng đóng vai trò quan trọng trong dự án.

Scrum Master không quản lý nhân sự, không quản lý tiến độ, cũng chẳng quản lý công việc được gán cho ai, càng không quản lý tiền bạc, hay yêu cầu nhưng vẫn có vai trò vô cùng quan trọng.

Một ngày làm việc điển hình gồm các cuộc họp ngắn 10-15 phút. Trong các cuộc họp, mỗi thành viên của nhóm sẽ cập nhật tình hình cho Scrum Master theo dõi. Bên cạnh đó, Scrum Master chủ yếu giúp cải tiến tiến độ, giải quyết các vấn đề trong tổ chức (như JIRA) và giúp lập kế hoạch cho cuộc chạy nước rút deadline tiếp theo (1-2 tuần).

Do đó có thể nói công việc này tương đối dễ dàng, trong khi mặt trái của nó không phải tất cả các công ty đều có văn hóa làm việc như vậy, nơi Scrum Master có thể phát huy hết khả năng của mình. Hầu hết các công ty đều thích ứng với cái gọi là waterfallagile (thác nước), họ thường cho những deadline không rõ ràng và bắt nhân viên làm việc cật lực. Đối với một Scrum Master khi phải làm việc trong môi trường như vậy quả không khác gì một cơn ác mộng với biết bao nhiêu thứ hỗn độn phải “xoắn tay” vào làm.

Xem thêm: Top 6 phẩm chất các nhà tuyển dụng CNTT đang tìm kiếm trong năm 2018

4. Designer (Nhà thiết kế)

Designer (Nhà thiết kế)

Công việc thiết kế luôn đặt nặng vấn đề sáng tạo và nghệ thuật. Bạn sẽ phải làm việc chặt chẽ với PM và khách hàng. Điều có thể ức chế sự sáng tạo khi bị áp đặt các yêu cầu lên sản phẩm. Công việc của bạn có thể ở nhiều cấp độ khác nhau từ việc phác thảo giấy cho đến những mẫu ứng dụng có sẵn. Nó có thể rất phi kỹ thuật hoặc rất kỹ thuật tùy thuộc vào sở thích và chuyên môn của bạn. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình chỉ với một số kỹ năng minh họa cơ bản và các công cụ như Adobe Photoshop cùng nhiều năm học HTMLCSS để giúp các kỹ sư phần mềm thực hiện thiết kế của bạn theo đúng ý muốn.

Ưu điểm là bạn có thể nhận làm freelance thoải mái. Bạn cũng có thể làm việc từ xa, không phải lo lắng việc đi làm đúng giờ. Hoặc bạn có thể tham gia một công ty lớn và làm việc trong một văn phòng mát mẻ ở San Francisco. Có rất nhiều hướng dẫn trực tuyến để tìm hiểu bất kỳ công cụ thiết kế nào trên các trang web như Udemy, Lynda, v.v… Bạn sẽ làm việc với hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu người khác. Bạn có thể tự hào khi gửi cho bạn bè cũng như người thân của bạn.

Nhược điểm là bạn phải phối hợp làm việc chặt chẽ với các kỹ sư phần mềm và đây không phải là một trò đùa. Các kỹ sư phần mềm đôi khi khá “ngược ngạo”, nhưng họ sẽ là những người thực hiện các thiết kế của bạn. Hầu hết các kỹ sư phần mềm đều rất vui khi nhận được thiết kế của bạn vì họ không giỏi về lĩnh vực này. Tuy nhiên, một số kỹ sư phần mềm sẽ phản đối một yếu tố nào đó trong bản vẽ quá khó thực hiện. Hoặc đôi khi bạn sẽ nhận được lời phàn nàn rằng nó không chính xác với những gì sếp hoặc khách hàng muốn. Không có gì quá ngạc nhiên khi nhóm designer (thiết kế) và QA engineer (kỹ sư đảm bảo chất lượng) luôn tranh cãi với nhau mỗi khi làm dự án. Hầu hết các kỹ sư phần mềm đều là những người tuyệt vời, nhưng vì sự căng thẳng tích cực (giúp tạo ra một sản phẩm tốt hơn), các kỹ sư QA (kiểm thử a.k.a.) và các kỹ sư là những nhóm có xung đột nhiều nhất.

Xem thêm: Top 5 CSS Framework phổ biến mà bạn cần lưu ý

5. User Researcher (Chuyên gia nghiên cứu người dùng)

User Researcher

Là một nghề tương đối mới nhưng lại vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ chính của chuyên gia nghiên cứu người dùng là giúp đưa ra sản phẩm tốt hơn, cũng như kiểm tra sản phẩm mới từ các phản hồi của khách hàng. Ví dụ tại Capital One, chúng tôi có phòng thí nghiệm nghiên cứu người dùng là phòng có gương một chiều giống như trong một chương trình TV điều tra. Có máy ảnh và micrô chuyên nghiệp quay lại. Các thành viên tham gia sẽ được trả một khoản tiền nhỏ (25-100 đô la) để đến các nghiên cứu này. Họ dành một giờ để thử nghiệm sản phẩm mới và vai trò của bạn là ghi lại các phát hiện của mình và đưa ra kết luận rồi sau đó truyền đạt lại cho PMs, designer và kỹ sư.

User Researcher giúp cho User Experience (UX) trở nên tốt hơn và giảm thời gian phát triển một sản phẩm. Ví dụ, UX tốt hơn có thể thực hiện một nút xóa truy cập từ thanh công cụ bằng một cái nhấp chuột thay vì vào các menu con với yêu cầu xác nhận 3 lần nhấp chuột. Nói cách khác, vai trò của bạn giúp định hình sản phẩm trở nên tốt hơn.

Ưu điểm là bạn sẽ giúp định hình sản phẩm thành một sản phẩm tốt hơn và chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết (do đó mới có tên là nhà nghiên cứu). Công việc này không đòi hỏi kiến thức sâu về kỹ thuật nên khá lý tưởng để làm bước đệm khi đặt chân vào ngành công nghiệp công nghệ cao.

Nhược điểm là hiện giờ tất cả các công ty và các đội đều sử dụng UX một cách nghiêm túc, nhưng liệu bạn có thực sự muốn làm việc trong một công ty truyền thống? Không có nhiều công ty để cho bạn lựa chọn ngoài những ông lớn công nghệ như Google, Amazon, Facebook, PayPal, Capital One và nhiều công ty thành công khác.

Xem thêm: Làm thế nào để trở thành UX Designer giỏi mà không cần bằng cấp!

6. Recruiter (Nhà tuyển dụng)

Recruiter

Hàng ngày của bạn sẽ dành cho LinkedIn, GitHubemail cùng các cuộc gọi điện thoại với các ứng cử viên tiềm năng. Bạn cần đánh giá được trình độ của ứng cử viên và có chút hiểu biết cơ bản về các yêu cầu kỹ thuật cho công việc. Bạn cũng phải giỏi trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới con người. Mặt khác, bạn cần một vài kỹ năng thuyết trình bán hàng tốt để có thể thu hút ứng cử viên vào làm cho công ty của bạn. Mạng lưới kết nối và trở thành người giao tiếp tuyệt vời là điều tối quan trọng.

Hạn chế và lợi ích là như nhau. Thị trường lao động hiện nay đầy tính cạnh tranh nên việc tuyển dụng rất khó khăn. Hầu như tất cả các công ty đều có nhu cầu tuyển dụng cao. Ngoài ra, bạn có thể làm một nhà tuyển dụng độc lập – freelancer bằng cách giúp các công ty có được nhân tài. Một phi vụ thành công có thể mang lại cho bạn 10.000 - 20.000 đô la.

7. Tech Writer

Tech Writer

Nghề copywriter cũng khá giống với nghề technical writer. Để phân biệt hai nghề này, bạn có thể hiểu rằng người làm technical writer là người viết ra để thông tin tới người đọc hơn là để thuyết phục họ. Tech Writer làm việc về tài liệu, hướng dẫn, thông cáo báo chí, trợ giúp và bất cứ điều gì khác có liên quan tới hỗ trợ sản phẩm. Đây là vị trí cần sự hiểu biết về công nghệ nhiều hơn những công việc đã được miêu tả trong bài viết này, nhưng bạn không phải làm về code.

Một ngày làm việc điển hình là ngồi trước máy vi tính đánh máy với mớ tài liệu MS Word. Công việc này hoàn toàn phù hợp nếu tiếng Anh của bạn trôi chảy cũng như thích học về công nghệ (không phải code). Bạn giúp người dùng bằng cách cung cấp cho họ một bài viết tiếng Anh dễ hiểu thay vì "Error 50004" và quan trọng là bạn không phải bực mình với nhiều bài đánh giá văn bản, kiểm tra và đánh máy (như tôi).

Ưu điểm của công việc này là hoàn hảo dành cho những người hướng nội thích tự do và có sự linh hoạt trong sắp xếp thời gian. Nhược điểm là bạn cần phải thành thạo với các điều khoản công nghệ và các tính năng sản phẩm. Hơn nữa, chỉ những công ty vừa và lớn mới tuyển vị trí này.

Lời kết

Thế là chúng ta đã biết thêm được 7 vị trí tuyệt vời trong danh sách kể trên. Tất cả các công việc này đều có thể làm bước đệm cho bạn tiến xa hơn trong ngành công nghệ cao. Hãy bắt đầu với những gì bạn cảm thấy quan tâm và sau đó có thể chuyển sang một vai trò mới. Đừng mắc kẹt trong suy nghĩ bạn phải làm công việc đó cho phần đời còn lại. Một số vai trò hướng ngoại như nhà tuyển dụng (làm việc trên mạng và gọi điện), vai trò hướng nội như Tech Writer (chỉ cần tìm một nơi yên tĩnh, ngồi với sản phẩm và bạn có thể di chuyển bất cứ đâu mà bạn muốn). Bắt đầu với những gì bạn cảm thấy quan tâm và sau đó bạn có thể yêu cầu chuyển sang vai trò mới trong một hoặc hai năm. Hãy can đảm bước chân vào cánh cửa đầu tiên này!

Ngành CNTT đang gặp khó khăn trong việc xây dựng các ngành công nghiệp như giao thông, ngân hàng, du lịch, truyền thông, giải trí và nhiều lĩnh vực khác. Các công ty kỹ thuật cung cấp văn phòng làm việc, kế hoạch bảo hiểm y tế, quyền mua cổ phiếu, kế hoạch nghỉ hưu, môi trường thân thiện, làm việc từ xa, đồ uống miễn phí, đồ ăn nhẹ, các lớp Yoga, chơi pingong, trò chơi và các đặc quyền khác. Chẳng có lý do gì mà bạn không ứng tuyển vào những công việc CNTT không yêu cầu code phải không? Luôn học hỏi, đánh bóng sơ yếu lý lịch với nhiều dự án khác nhau và kiếm việc liên quan tới công nghệ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Sáu, 04/05/2018 10:05
4,213 👨 9.072
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ TOP