Tết Trùng Thập là gì? Ý nghĩa Tết Trùng Thập

Tết Trùng Thập hay Tết Song thập là ngày Tết thầy thuốc, Tết cơm mới, Tết Thường Tân được tổ chức vào ngày 10/10 Âm lịch hàng năm. Trong Phật giáo, Tết Trùng Thập được gọi là Tết Hạ Nguyên.

Ở một số nơi, Tết Trùng Thập được tổ chức vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10.

Nguồn gốc của Tết Trùng Thập

Trong Đông y, ngày 10 tháng 10 Âm lịch là Tết thầy thuốc bởi thời điểm này là khoảng thời gian chuyển giao mùa rõ rệt, có thời tiết thuận lợi và thích hợp cho các cây thuốc quý sinh trưởng, có thể tích tụ được khí Âm Dương, hội tụ được sắc tứ thời nên có chất lượng cao.

Vào ngày Tết Trùng Thập, các nhà có truyền thống Đông Y lâu đời sẽ làm cơm, cỗ linh đình để mời anh em, bạn bè, khách hàng lâu năm tới dự.

Tại các vùng nông thôn Việt Nam, Tết Trùng Thập là ngày Tết mừng cơm mới bởi thời điểm này họ vừa thu hoạch lúa xong. Vào ngày mùng 10 hoặc ngày rằm tháng 10 Âm lịch, người ta sẽ tổ chức nghi lễ cúng cơm mới, làm bánh dày, nấu chè kho, thổi cơm, luộc gà... dâng lên bàn thờ tổ tiên để cảm tạ trời đất, thần linh, tổ tiên đã cho họ một vụ mùa bội thu. Cúng xong, họ sẽ đem bánh đi biếu bạn bè, người thân để mọi người cùng chung vui với nhau.

Bánh dày, món bánh không thể thiếu trong ngày Tết Trùng Thập ở các vùng nông thôn.
Bánh dày, món bánh không thể thiếu trong ngày Tết Trùng Thập ở các vùng nông thôn.

Các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc họ sẽ tổ chức ăn mừng tết cơm mới sau khi thu hoạch lúa ngô. Họ ăn mừng tết cơm mới suốt cả tháng, khi bắt đầu có mưa mới bắt tay vào một vụ trồng trọt mới.

Ở các vùng đồng bằng Cửu Long, họ cũng làm bánh dày, bánh tét để mừng vụ mùa bội thu vào ngày Tết Trùng Thập 10/10.

Đối với các ông Đồng, bà Cốt ngày tết Trùng Thập là ngày lễ quan trọng. Vào ngày này họ sẽ làm cỗ bàn linh đình để cúng và mời nhiều người tới dự.

Thứ Bảy, 06/02/2021 08:12
51 👨 2.516
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Là gì?