Mẹo tránh hội chứng burn out cho lập trình viên

Deadline dồn dập, Lập trình liên tục trong thời gian dài có thể khiến lập trình viên cảm thấy kiệt sức. Dùng những mẹo sau sẽ giúp lập trình viên bớt áp lực và tăng hiệu quả công việc.

Mẹo hay cho lập trình viên

Burn out là khái niệm rất phổ biến trong thế giới công nghệ, đặc biệt với lập trình viên phần mềm. Không có gì ngạc nhiên với vấn đề này bởi áp lực công việc của họ thật sự rất lớn.

Burn out là một dấu hiệu rõ ràng mà bạn cần thay đổi cách thức làm việc. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tránh rơi vào trạng thái burn out hiệu quả.

Biết khi nào cần nghỉ ngơi

Hãy nghĩ lại thời điểm khi bạn đạt đến lợi nhuận cao nhất nhưng sau đó lại bị tụt dốc đần. Về cơ bản, bạn không thể hoàn thành bất kỳ công việc nào vì đầu óc bạn còn mơ hồ, mệt mỏi vì dự án trước đó. Có lẽ bạn thấy mình quên những thứ đơn giản như mã hex cho màu trắng hoặc cách viết hàm gọi lại cơ bản trong JavaScript.

Tất cả những điều này là dấu hiệu cho thấy bạn cần nghỉ ngơi. Thoát khỏi máy tính của bạn và tham gia vào các hoạt động không liên quan đến công việc như đi dạo bên ngoài hoặc trò chuyện ngắn với đồng nghiệp. Ngoài ra, sẽ tốt hơn nếu bạn chủ động hơn trong việc nghỉ giải lao trong ngày.

Cuối tuần nên được thư giãn, giải trí. Đừng quên dành một tuần nghỉ ngơi ít nhất mỗi năm một lần để làm mới bản thân.

Dùng công cụ để làm việc hiệu quả hơn

Bảo vệ sức khỏe cho lập trình viên

Làm việc không hiệu quả là nguyên nhân phổ biến dẫn tới hội chứng burn out. Là một nhà phát triển phần mềm, bạn cần học cách sử dụng các công cụ và làm việc theo nhóm hoặc ủy quyền để loại bỏ một số công việc lặt vặt. Ví dụ: bạn không cần tự mình định dạng một lượng lớn mã bởi có thể cài đặt tiện ích mở rộng như Prettier để tự động làm việc đó.

Nếu có ngân sách, bạn có thể thuê freelance thực hiện một số nhiệm vụ lập trình đơn giản như kiểm tra ứng dụng. Điều này giúp bạn có thêm thời gian dành cho các dự án quan trọng hơn, giảm khả năng bị kiệt sức.

Đặt ranh giới công việc

Bắt đầu bằng cách thiết lập thời gian làm việc. Ví dụ: bạn có thể thông báo cho sếp của mình rằng bạn sẽ không làm việc sau một khoảng thời gian cụ thể mỗi ngày, thậm chí cả vào cuối tuần. Hãy chắc chắn rằng bạn kiên định với quyết định của mình bằng cách tắt thông báo và không kiểm tra email.

Một cách khác để nói không với “burn out: là thiết lập ranh giới công việc. Làm lập trình viên, sếp của bạn có thể yêu cầu bạn triển khai một tính năng mới trong khi bạn đang có các dự án khác. Thay vì nhận thêm công việc và có khả năng khiến bản thân kiệt sức, bạn có thể lịch sự đẩy nó sang một ngày sau đó. Một ông chủ hiểu biết và quan tâm tới nhân viên sẽ tôn trộng quyết định của bạn vì công ty. Họ sẽ sẵn sàng làm việc với bạn theo lịch mới.

Đừng bỏ bê sức khỏe

Cải thiện sức khỏe cho lập trình viên

Sức khỏe kém dẫn đến hiệu quả làm việc kém. Yếu tố quyết định năng suất lớn nhất là một giấc ngủ ngon. Cố gắng ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm. Điều này giúp tránh xa sự lo lắng, căng thẳng và kiệt sức.

Đau lưng là một vấn đề mà rất nhiều nhà phát triển phần mềm mắc phải. Vì vậy, nếu đang làm việc tại nhà, hãy nhớ đầu tư vào một chiếc ghế làm việc tốt. Ăn thực phẩm lành mạnh và uống nhiều nước để duy trì năng lượng. Đừng quên tập thể dục thường xuyên để cơ thể luôn hoạt động.

Nếu bạn đang làm việc tại chỗ, hãy đảm bảo có sẵn tất cả các phương tiện phù hợp trước khi gia nhập công ty. Sức khỏe của bạn có tác động rất lớn với hiệu quả và động lực làm việc.

Đặt mục tiêu phát triển thực tế

Việc đặt ra các mục tiêu lớn, vĩ đại có thể khiến công việc phát triển của bạn trở nên đáng sợ và khó thành công. Điều này dẫn đến tinh thần sa sút, rồi cuối cùng là kiệt sức. Thay vì suy nghĩ về các mục tiêu dài hạn, hãy suy nghĩ ngắn hạn.

Chia mục tiêu dài hạn thành nhiều bước có thể hành động và phân bổ khung thời gian (hoặc một ngày) cho mỗi bước. Chiến lược hoạch định mục tiêu này được gọi là chiến lược S.M.A.R.T. Viết tắt của Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Thực tế và Kịp thời. Nói cách khác, các mục tiêu ngắn hạn dễ đạt được hơn dài hạn.

Thứ Hai, 15/05/2023 11:40
51 👨 284
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc