Bí quyết đơn giản để không lặp lại sai lầm

Mọi người thường tự cho rằng, nếu mình mắc sai lầm trong quá khứ thì chắc chắn tương lai sẽ không lặp lại. Thế nhưng, một ngày nào đó ở hiện tại có một trường hợp tương tự xảy ra và bạn đã chọn phương án tối ưu nhất có thể, phương án mà bạn cho là tốt nhất. Bạn lựa chọn và hành động theo bản năng mà không hề biết rằng mình lại mắc sai lầm thêm một lần nữa. Dựa theo tâm lý học của con người, họ sẽ thường lặp lại những hành động tương tự nhau, tạo thành thói quen.

Có nhiều người muốn thay đổi các thói quen xấu của mình, nhưng để làm được điều đó chúng ta có thể sẽ gặp phải những khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể lập ra kế hoạch thích hợp, giữ thái độ tích cực khi làm việc và đặt ra mục tiêu để tránh mắc những sai lầm tương tự.

Phần 1: Nhận ra những sai lầm và tìm hiểu chúng

1

1. Đừng sợ thất bại

Mắc sai lầm có thể là một điều tốt. Đó chính là cơ hội để bạn học được giá trị từ những sai lầm mà mình đã mắc phải. Hãy cẩn thận xem lại những sai lầm đó, thực hiện và tìm hiểu nguyên nhân rằng tại sao bạn đã làm vậy. Bằng cách này, những sai lầm mắc phải có thể giúp bạn tiến đến thành công.

  • Quá tự tin cũng có thể khiến bạn bỏ lỡ những thông tin và mắc sai lầm.
  • Nhiều trường hợp hoặc bối cảnh là nguyên nhân gây ra sai lầm, lúc bản thân cảm thấy mệt mỏi thường xuất hiện những thói quen xấu.

1

2. Đừng nghĩ rằng bạn không thể tránh được những sai lầm

Thực tế, điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn tiếp tục mắc sai lầm và sẽ không học được gì từ những sai lầm đó. Vì vậy, suy nghĩ có thể giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm đó. Một nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ phản ứng đến mọi thứ chỉ trong 0,1 giây, chính điều đó đã dẫn đến những sai lầm mắc phải trong quá khứ. Hãy sử dụng cách gửi tín hiệu cảnh báo để tránh lặp lại những sai lầm tương tự.

1

3. Tập trung vào những gì bạn đã làm được

Trong khi rút kinh nghiệm cho bản thân từ những sai lầm đã mắc phải, bạn cũng nên tập trung vào những gì mà bạn đã hoàn thành tốt. Tập trung vào những gì đã làm được, bạn có thể cảm thấy hài lòng về những nỗ lực của bản thân và cố gắng làm tốt hơn để tránh mắc những sai lầm.

  • Liệt kê danh sách tất cả những thứ bạn đã vượt qua và thành công đạt được.
  • Viết ra những phẩm chất tốt của bản thân.
  • Xem lại danh sách chính là động lực thúc đẩy và nhắc nhở bạn tiến hành thực hiện.

1

4. Bắt đầu sửa chữa những sai lầm

Ngay khi nhận ra những sai lầm mà bản thân mắc phải, bạn có thể bắt đầu sửa chữa chúng. Các phương pháp dùng để sửa chữa sai lầm có liên quan đến những gì mà bạn đang cố gắng sửa. Hãy xem ví dụ dưới đây để có thêm gợi ý về một số cách sửa chữa lỗi lầm mà bạn có thể làm nhé:

  • Nếu bạn thường xuyên quên ngày thanh toán hóa đơn thì hãy thử gắn giấy dán ở những chỗ dễ nhìn thấy nhất để nhắc nhở bản thân.
  • Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng nấu canh theo công thức của bà ngoại mình nhưng không được ngon thì hãy nhờ bà chỉ cho những bí quyết.

1

5. Tiếp tục cải thiện

Tự đặt ra cho mình những mục tiêu cao để cố gắng đạt được. Tuy nhiên, bạn có thể dễ tiến đến thành công hơn nếu bạn tập trung hoàn thiện bản thân mọi lúc, không phải chỉ để đạt được những kết quả cuối cùng. Cầu toàn sẽ khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng về những mục tiêu và sự tiến bộ của bản thân.

1

6. Luyện tập hàng ngày

Một phần trong việc cải thiện, đạt được thành công và tránh mắc những sai lầm trong quá khứ là phải luyện tập đầy đủ. Tập luyện hàng ngày rất quan trọng vì nó giúp bạn có được những kỹ năng tốt và cho phép bạn cải thiện từ từ liên tục theo thời gian. Ví dụ, bạn có thể nấu canh theo công thức bà truyền lại thường xuyên để có thể nấu được ngon hơn.

  • Dành thời gian mỗi ngày để tập luyện.
  • Ghi nhật ký thời gian bạn dành để thực hiện nó
  • Nếu có thể, hãy cố gắng tăng dần thời gian thực hiện chúng mỗi ngày.
  • Nếu bạn không thể thực hiện chúng hàng ngày thì hãy hình dung chúng trong đầu. Ví dụ, nếu bạn không có đàn ghita, có thể tưởng tượng lúc bạn đang đánh một bài hát nào đó.

Phần 2: Sẵn sàng để thay đổi

1

1. Vạch ra những gì mà bạn muốn thay đổi

Trước khi bạn có thể tránh mắc phải những sai lầm tương tự hay lặp đi lặp lại các hành động giống nhau, bạn sẽ phải tìm ra những gì mà mình muốn thay đổi. Xem xét cẩn thận lại những hành động mà bạn muốn thay đổi.

  • Thử tìm những thói quen và hành động xấu mà bạn muốn thay đổi nhất.
  • Đừng nên dành quá nhiều thời gian cùng một lúc. Tập trung vào những vấn đề mà bạn thấy đáng chú ý nhất.

1

2. Tìm nguyên nhân gây ra những hành động đó

Kiểm tra lại các tình huống hoặc trường hợp có thể là nguyên nhân gây ra những sai lầm tương tự hay làm những hành động không mong muốn. Tìm ra lý do đằng sau những hành động mà bạn muốn thay đổi. Ngay khi bạn tìm ra được lý do, bạn có thể thay phản ứng của bạn trong tình huống đó cũng như tránh mắc phải trong tương lai.

  • Bạn nhận ra rằng khi căng thẳng sẽ làm bạn muốn hút một điếu thuốc hay ăn một bữa ăn nhẹ gây hại cho sức khỏe.
  • Nếu lo lắng về bối cảnh xã hội hiện nay, bạn có thể thấy rằng nó chính là nguyên nhân khiến bạn phải uống rượu bia ngay cả khi không muốn.

1

3. Thay thế những hành động cũ
Khi mục đích của bạn muốn ngừng lặp lại những hành động cũ đó, bạn sẽ cần thay thế chúng bằng một hành vi khác. Nếu không thực hiện hành vi mới, rất có thể bạn sẽ quay trở lại với những hành vi không mong muốn.

  • Ví dụ, bạn có thể thay chúng bằng việc ăn khoai tây chiên cùng một chút cần tây hay hít đất 10 cái.
  • Nếu nhận ra rằng bản thân dễ tức giận, hãy thử thói quen mới - hít thở thật sâu trước khi tức giận.

1

4. Viết ra mục tiêu

Sau khi suy nghĩ về những hành động nên dừng lại và những gì cần thay thế, tốt nhất hãy viết chúng ra giấy. Điều này giúp bạn có thể kiểm tra lại được những thứ mà bạn đang muốn thực hiện vào bất cứ lúc nào.

  • Thử viết những việc cần làm ra giấy rồi đặt ở nơi mà bạn có thể thường xuyên và dễ dàng nhìn thấy. Ví dụ như in ra và dán ở nơi làm việc của bạn hay cài đặt chế độ nhắc nhở trên điện thoại.

1

5. Đừng vội vàng

Việc thay đổi những thói quen cũ sẽ vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian. Để có thể dành thời gian thay thế những thói quen cũ thành hành động mới mà bạn đã chọn, hãy thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra, luôn giữ thái độ tích cực và đạt được mục tiêu.

  • Thay đổi một thói quen có thể mất từ 15 đến 254 ngày, còn phụ thuộc vào động lực thúc đẩy, những hành động thay thế và số lần lặp lại chúng.
  • Tự nhắc nhở bản thân mục tiêu đã đặt ra và lợi ích tích cực từ sự thay đổi đó mang lại cho bạn.

1

6. Đừng lo lắng thất bại

Khi tiến hành thực hiện mục tiêu mà đã đặt ra, thay thế những thói quen cũ bằng thới quen mới, đừng để bất kỳ điều gì làm ảnh hưởng đến bạn. Tuy nhiên, thất bại vẫn có thể xảy ra nhưng không có nghĩa là bạn thất bại hay lãng phí khoảng thời gian đó. Bạn có thể rút kinh nghiệm cho bản thân từ những thất bại đó để cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra.

  • Thất bại có thể là điều tốt - thông báo những trường hợp hay tình huống có thể khiến bạn mắc phải những sai lầm cũ trước kia.

Phần 3: Thay đổi

1

1. Suy nghĩ về những gì mà bạn muốn thay đổi

Bước đầu để thực hiện thay đổi bất kỳ một hành động nào là hãy suy nghĩ thật kỹ về những gì mà bạn muốn thay đổi: lợi ích khi thay đổi hành động và khó khăn bản thân có thể gặp phải.

  • Lập một danh sách chi tiết lợi ích và các mặt tích cực hành động mới sẽ mang lại cho bạn.
  • Thận trọng với những khó khăn mà bạn đã nghĩ tới. Điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn quay trở lại thói quen cũ và làm cản trở việc thực hiện những thói quen mới.
  • Ví dụ, chăm chỉ luyện tập thể dục có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn nhưng lại mất một khoảng thời gian nhất định.

1

2. Chuẩn bị cho những trở ngại

Trước khi bắt đầu thực hiện những thay đổi, bạn sẽ cần phải chuẩn bị. Giai đoạn chuẩn bị gồm kế hoạch giải quyết những trở ngại có thể gặp phải, gây cản trở bạn hoàn thành mục tiêu. Chuẩn bị hợp lý, những thay đổi mà bạn muốn thực hiện nhất sẽ đạt được dễ dàng hơn.

  • Giai đoạn chuẩn bị sẽ giúp bạn luôn sẵn sàng giải quyết trở ngại giữa bạn và mục tiêu của bạn.
  • Ví dụ, nếu bạn nghĩ không có đủ thời gian là vấn đề để cố gắng tăng cường luyện tập, bạn sẽ bắt đầu lên kế hoạch cho thời gian của bạn hay nghĩ cách để thực hiện nó trong thời gian rảnh.

1

3. Bắt đầu thay đổi

Sau khi nghĩ về những hành động mới mà bạn muốn làm, cách vượt qua những trở ngại, bạn có thể bắt đầu thực hiện. Ở bước này, sự tập trung của bạn sẽ cần thiết trong cả quá trình thực hiện, vượt qua trở ngại và hứng thú với những hành vi mới.

  • Theo dõi tiến trình của bạn một cách cẩn thận, để giữ động lực thúc đẩy và tìm ra những sai lầm.
  • Nghĩ cách vượt qua những trở ngại đó. Tránh các tình huống hoặc tình thế có thể là nguyên nhân khiến bạn sử dụng những hành động cũ.
  • Khi bạn đạt được mục tiêu, bạn sẽ muốn tự thưởng cho bản thân. Hãy xem một bộ phim mà bạn yêu thích hay tắm để thư giãn.

1

4. Duy trì những thay đổi

Khi bạn thay thế những thói quen cũ bằng cách chọn một hành động mới. Hãy giữ kế hoạch thực hiện hành động mới diễn ra liên tục và sử dụng những hành động mới này.

  • Nếu có thể, hãy cố gắng tăng những mục tiêu ban đầu. Ví dụ, nếu bạn muốn dừng việc không luyện tập thể dục và trở nên tích cực hoạt động hơn thì hãy tăng cường duy trì những mục tiêu luyện tập.
  • Duy trì những điều thú vị. Khi bạn tiến hành duy trì những hành động mới, hãy thử làm chúng theo nhiều cách khác nhau để có sự tương tác. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng dừng việc ăn vặt bằng ăn uống lành mạnh thì hãy học thêm nhiều những công thức nấu ăn mới.
  • Luôn giữ thái độ tích cực và đừng để những trở ngại ngăn cản bạn. Nếu có trở ngại, hãy học hỏi từ nó và tiếp tục tiến đến mục tiêu.
Thứ Sáu, 19/08/2016 16:00
51 👨 2.204
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống