Lịch sự đã ăn sâu vào trong tiềm thức của tất cả chúng ta - thậm chí còn nhiều hơn trong một số nền văn hóa khác. Tuy nhiên, nó là một mô hình hành vi phổ biến được sử dụng để chắc chắn rằng những người khác hiểu chúng ta không có ý định làm hại họ, và luôn quan tâm đến nhu cầu của người khác, thể hiện sự đồng cảm với những người xung quanh.
Lời nói "xin lỗi" đã trở thành một phép lịch sự tự động trong giao tiếp ngày nay. Tuy nhiên, liệu chúng ta có hiểu được ý nghĩa thực sự khi nói lời xin lỗi không? Chúng ta xin lỗi để thể hiện chúng ta đã làm sai điều gì đó nhưng không hề có ý định xấu. Chúng ta xin lỗi khi khiến người khác không hài lòng hoặc đôi khi chúng ta sử dụng lời xin lỗi như là một phương tiện xua tan sự bất đồng.
Đừng hiểu sai ý tôi, lời xin lỗi có ý nghĩa và tác dụng riêng để sử dụng ở từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như khi bạn vô tình va phải ai đó, thể hiện sự cảm thông hoặc để người khác thấy bạn đang thể hiện sự hối lỗi của mình về một sai lầm. Nhưng trong những tình huống nhất định, vẫn có một cách tốt hơn là nói xin lỗi, không chỉ đáp ứng nhu cầu nói lời xin lỗi của bạn, mà còn giúp cho người khác cảm thấy tốt hơn.
Nói lời xin lỗi là quan trọng nhưng nó có vị trí riêng
"Xin lỗi" có thể được liệt kê vào nhóm danh mục những từ lịch sự giống như "cảm ơn". Tuy nhiên, bằng việc nói lời xin lỗi, chúng ta tự phơi bày điểm yếu, vô tình hạ thấp giá trị bản thân và làm giảm sự tự tin trong những trường hợp lỗi do hoàn cảnh khách quan.
Ví dụ, trong trường hợp nếu bạn đến gặp một người bạn muộn nửa giờ đồng hồ, bằng cách nói "xin lỗi" bạn đang phơi bày những lỗi lầm của mình (trong trường hợp này là thiếu tính đúng giờ). Đổi lại, thay vì nói xin lỗi chính bản thân mình đã làm lãng phí thời gian của bạn, còn cho thấy mình là một người không có khả năng quản lý thời gian.
Sức mạnh của lời "cảm ơn"
"Cảm ơn" thường được dùng để thể hiện lòng biết ơn và sự trân trọng đối với người khác. Đó là một cụm từ đầy quyền năng có thể mang lại sự ấm áp cho những người xung quanh. Sự trân trọng mà chúng ta thể hiện và khả năng nói lời cảm ơn chân thành có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của chúng ta với mọi người.
Trong khi đó, xin lỗi được xem như là cách phản ứng đúng khi chúng ta làm điều gì đó sai, nó dẫn đến giả định rằng người khác sẽ trân trọng cách ứng xử lịch sự của chúng ta, nhưng kể từ khi lời xin lỗi được lạm dụng quá nhiều, nó có thể trở thành một lời nói trống rỗng và không có ý nghĩa gì.
"Cảm ơn" và "Xin lỗi"
Bằng cách nói lời cảm ơn, hãy thể hiện rằng mình trân trọng sự đóng góp của người khác. Như ví dụ trên, khi bạn đến muộn nửa tiếng trong cuộc hẹn với người bạn của mình, hãy nói một lời cảm ơn thay vì xin lỗi để thể hiện sự trân trọng khoảng thời gian mà bạn mình đã dành cho mình. Cách này không làm giảm bớt hình ảnh của bạn hay những gì mà người đó nghĩ về bạn mà thay vào đó là ca ngợi những gì họ đã làm cho bạn.
"Cảm ơn vì sự kiên nhẫn của bạn" thể hiện sự trân trọng, trong khi nói "Xin lỗi vì mình luôn đến muộn" không thể hiện sự biết ơn đối với một người đã chờ đợi bạn.
"Cảm ơn vì đã lắng nghe tôi" sẽ tốt hơn khi nói "Xin lỗi vì mình cứ nói hoài" vì như vậy, bạn thể hiện sự tôn trọng thời gian của bạn mình chứ không phải thừa nhận rằng mình không đủ quan trọng để được ai đó dành thời gian cho.
"Cảm ơn vì đã dành thời gian cho mình" thay vì "Xin lỗi vì đã làm mất thời gian của bạn" đây cũng là một cách trân trọng người khác và trân trọng chính bản thân mình.
Vì vậy, nếu thực sự muốn nói lời xin lỗi ai đó một cách chân thành sau khi đã làm điều gì đó đối với họ. Hãy dành những lời khen khi nói "cảm ơn" để phù hợp với hoàn cảnh và thậm chí, đưa ra ý kiến đánh giá cao về việc ai đó đã dành thời gian cho bạn bằng cách thể hiện điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Thực tế, nói lời xin lỗi rất dễ dàng đối với chúng ta và trong khi đó chúng ta không thể hiểu hết lòng và dường như nó chỉ là một hành động đáp trả đúng đắn và lịch sự để sử dụng trong trường hợp đó. Bằng cách sử dụng phương pháp này, chúng ta đã vô tình lấy đi sự đánh giá của chúng ta về chúng.
Bằng cách nhận biết cảm xúc của người khác và thừa nhận chúng, bạn đang ca ngợi hành động của họ và khiến cho họ nhìn nhận bạn một cách tích cực hơn. Tất nhiên, không phải ai cũng hoàn hảo, không mắc sai lầm, vì vậy đôi khi có thể chúng ta vô tình làm những việc gây thiệt hại đối với người khác, vì vậy nếu lần tới rơi vào tình huống như vậy, hãy nhớ tới sức mạnh của lời "cảm ơn" nhé!
Tham khảo thêm một số bài viết:
- 12 bài học về hạnh phúc tôi học được trong hoàn cảnh khó khăn nhất
- 4 lý do nên loại bỏ ngay từ "xin lỗi" trong vốn từ của bạn
- 5 cách từ chối không làm mất lòng người khác
Chúc các bạn vui vẻ!