7 cách thực tế giúp tăng sức mạnh não bộ trước khi bắt đầu làm việc

Dành cho những ai muốn cải thiện trí thông minh.

Khoa học đã chứng minh rằng tất cả mọi người trên thế giới đều có cùng sức mạnh não bộ và sức mạnh đó vô cùng lớn. Thế nhưng, đa phần mới chỉ sử dụng chưa đến 15 tiềm năng thật sự này. Do vậy, việc luyện tập để cải thiện chức năng của bộ não là điều rất cần thiết.

Bằng việc kiên trì luyện tập nhiều lần một việc gì đó, bạn chắc chắn sẽ thông minh hơn, xử lý vấn đề nhanh nhạy hơn và cũng làm việc hiệu quả hơn trước. Hãy tưởng tượng não bộ giống như cơ bắp, một khi được rèn luyện và sử dụng thường xuyên thì khả năng hoạt động của nó cũng sẽ được tăng trưởng mạnh mẽ. Ngược lại, não sẽ yếu dần và rồi một ngày nào đó, bạn sẽ cảm thấy mình không còn được lanh lợi như ngày xưa nữa!

Dưới đây là một vài cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày để cải thiện sức mạnh não bộ của mình, góp phần thúc đẩy năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Hãy nhớ là luôn thực hiện chúng trước khi đi làm vào mỗi sáng nhé.

1. Đọc sách

Một trong những cách tuyệt vời để kích thích tư duy đó chính là đọc sách – một chương của cuốn sách yêu thích, một bài báo hay tài liệu đều được.

Đọc sách

Việc cải thiện bộ não với thông tin mới sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần, thể lực và thúc đẩy hệ thần kinh của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Thêm nữa, bạn cũng sẽ rèn luyện được khả năng giữ bình tĩnh và cài đặt lại các ưu tiên trong ngày của mình bằng việc tập trung vào những thứ quan trọng thay vì ôm đồm tất cả mọi thứ.

Đọc sách hay báo vào sáng sớm sẽ giúp bạn xem xét một ngày làm việc của mình qua một ống kính hoàn toàn khác.

2. Tập thể dục

Ai cũng biết tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự lành mạnh cả về thể chất lẫn tâm lý. Đặc biệt, việc áp dụng các bài tập workout ngắn trước khi đi làm còn là cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh não bộ.

Tập thể dục

Thực tế, tập workout sẽ làm biến đổi tiến trình hóa học trong não bộ giống như các tác động tạo ra khi bạn sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm (antidepressant). Nó sẽ báo hiệu cho quá trình giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng (neurotransmitter), nhiều trong số đó đóng vai trò then chốt trong việc giữ cho bộ não được nhanh nhạy, sắc bén khi chúng ta về già. Quan trọng nhất, rèn luyện cơ thể sẽ tăng cường lượng máu và oxy được đưa lên não bộ, cho phép chất xám hoạt động với khả năng cao nhất của nó. Nhờ vậy, bạn sẽ ra quyết định, đánh giá và có trí nhớ tốt hơn.

3. Thiền

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiền sẽ giúp giảm lo lắng, thất vọng, cải thiện sự tập trung, chú ý và toàn bộ cấu trúc tâm lý (psychological makeup). Bên cạnh đó, hạch hạnh nhân – phần não được xem là nguồn gốc của các cảm xúc lo lắng và sợ hãi – sẽ giảm số lượng các tế bào não được xem như là kết quả của thiền.

Thiền

Đồng thời, những người xây dựng được thói quen này có thể hồi tưởng các ký ức, sự kiện đã xảy ra nhanh hơn so với người bình thường và có khả năng ngăn chặn các "thông tin nhiễu trong tư duy" (mental noise), cho phép trí nhớ ngắn hạn (working memory) tìm kiếm thông tin cần thiết một cách hiệu quả.

4. Chơi nhạc cổ điển

Những bản nhạc nhẹ nhàng, yên bình của Mozart và Beethoven từ lâu đã được đánh giá là rất có lợi cho não bộ và cải thiện năng suất làm việc. Hiệu ứng này được một nghiên cứu nổi tiếng đặt tên gọi là "Mozart effect" và khuyến khích mọi người nghe nhạc cổ điển để cải thiện khả năng tư duy dài hạn và trừu tượng.

Nhạc cổ điển

Ngoài ra, nghe nhạc cổ điển trong khi mặc quần áo hoặc tập thể dục vào buổi sáng cũng đã được chứng minh là giúp cải thiện khả năng nói lưu loát, chức năng nhận thức và sự tập trung một cách toàn diện.

5. Chơi game trí tuệ với mức độ nhanh

Liên tục thử điều mới lạ và mở khóa những kiến thức mới sẽ giúp tăng cường sức khỏe não bộ và kích thích quá trình tạo ra các kết nối thần kinh mới.

Game trí tuệ

Một số trò chơi như Sudoku hay các tựa game khơi gợi trí nhớ không chỉ tạo ra các thử thách mà còn có sự biến đổi trong lối chơi lẫn độ khó, rất hiệu quả trong việc giúp bạn "tập thể dục" và tăng khả năng kháng cự các thương tổn cho bộ não (cognitive reserves).

Từ bây giờ, mỗi ngày hãy dành ra một vài phút để trải nghiệm một trò chơi logic, cân não và bạn sẽ thấy bộ não của mình trở nên linh hoạt hơn khi xử lý các thông tin mới đấy.

6. Lập "danh sách biết ơn"

Nghe có vẻ khó tin nhưng nhiều bằng chứng khoa học cho thấy rằng khi tập trung sự chú ý vào những thứ mà bạn biết ơn thì đầu óc cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn trước. Theo một số nghiên cứu về sự hình dung hay mô phỏng trong não bộ (Brain imaging), luyện tập thói quen biết ơn một cách có chủ ý thực sự sẽ tác động rất lớn tới quá trình cài đặt tư duy tích cực.

Biết ơn

Để nhận được những lợi ích tuyệt vời này, mỗi ngày, bạn chỉ cần ghi ra giấy 5 thứ mà bạn biết ơn và đó có thể là bất cứ điều gì, dù lớn hoặc nhỏ. Người luôn biết trân quý những thứ mình đang có sẽ cảm thấy hạnh phúc, lạc quan hơn, cảm nhận rõ ràng hơn về sự hài lòng và cũng sẽ có thêm nhiều động lực để đạt được các mục tiêu cả trong công việc lẫn cuộc sống.

7. Ngủ ngon

Không có gì lạ khi có được những giấc ngủ ngon sẽ đóng góp rất lớn cho quá trình cải thiện sức mạnh não bộ. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy duy trì một chế độ ngủ nghỉ hợp lý sẽ tăng khả năng gợi nhớ thông tin, tạo ra các tác động trực tiếp tới năng lực kiểm soát các hành vi lẫn quá trình nhận thức.

Ngủ ngon

Trong khi đó, thiếu ngủ sẽ kéo theo năng lực tinh thần bị giảm sút, làm việc không hiệu quả, cơ thể mệt mỏi, uể oải và tình trạng này cũng khiến bạn dần hình thành những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống.

Thứ Tư, 21/09/2016 15:05
52 👨 3.102
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc