Windows “giữ lại” một số tên tập tin và không cho phép người dùng sử dụng chúng. Bạn đừng nghĩ đến chuyện dùng tên file con.txt hay aux.mp3 vì Windows sẽ từ chối đổi tên. Đây là quyết định đã được đưa ra từ năm 1974.
Có những tên file bất khả xâm phạm, không thể sử dụng
Đây là danh sách chính thức tên tập tin được Microsoft “giữ lại” và không cho người dùng sử dụng.
CON, PRN, AUX, NUL, COM1, COM2, COM3, COM4, COM5, COM6, COM7, COM8, COM9, LPT1, LPT2, LPT3, LPT4, LPT5, LPT6, LPT7, LPT8, and LPT9
Lưu ý là bạn không thể dùng những tên này với bất kì một đuôi file nào, tức là dù là con.txt, con.jpg hay con.doc… đều không được. Windows cũng không phân biệt viết hoa hay không nên dù là CON, con hay CoN thì cũng đều không được.
Bạn có thể tự mình thử bằng cách đặt tên file là “con.txt” hay “Ipt6.txt” trong Notepad, hay chọn bất kì tên nào trong danh sách trên với bất cứ định dạng file nào. Một số kiểu giới hạn khi đặt tên khác như các kí tự đặc biệt… chắc bạn cũng biết rồi.
Chuyện gì xảy ra vào năm 1974?
Trên UNIX, “tất cả mọi thứ đều là một tập tin”. (Các hệ điều hành tương tự UNIX hiện nay, như Linux chẳng hạn, cũng vậy). Những thiết bị phần cứng sẽ được hiển thị bằng các đường dẫn đặc biệt như /dev/lp0 cho máy in hay /dev/tty cho console.
Một số tên dành riêng cho Windows, người dùng không thể sử dụng
Vào năm 1974, ý tưởng tương tự cũng được đưa vào hệ điều hành CP/M nhưng CP/M lại được thiết kế cho các máy tính có bộ nhớ rất ít và không có ổ cứng. Nó dùng nhiều ổ đĩa, không có thư mục, nên các tập tin đặc biệt đại diện cho các thiết bị sẽ xuất hiện ở mọi nơi, trên mọi ổ.
Khi lưu tập tin văn bản, bạn có thể nói với công cụ soạn thảo lưu sang máy in, tức là để in nó. Nhưng các công cụ soạn thảo hay phần mềm khác sẽ thêm đuôi như .txt nên CP/M sẽ lờ đi phần đuôi này. Tức là nếu công cụ soạn thảo lưu file với tên của máy in, sau đó thêm đuôi .txt thì CP/M sẽ cho rằng đó là để in và bỏ qua phần đuôi file.
Tới tận Windows 10 cũng không thể đổi được
Việc hạn chế đặt một số tên khi đó cũng có ích và người ta vẫn dùng CP/M được. Sau đó PC-DOS xuất hiện, vẫn dùng tính năng của CP/M. PC-DOS 2.0 bổ sung thêm thư mục vào năm 1983, nhưng Microsoft chọn để các tập tin thiết bị này xuất hiện ở mọi thư mục để có được sự tương thích với phần mềm DOS hiện có, thay vì chuyển chúng sang thư mục đặc biệt khác.
Cuối cùng Windows 95 xuất hiện, được xây dựng trên DOS. Windows NT không xây dựng trên DOS nhưng muốn tương thích với các ứng dụng Windows 95. Windows 10 vẫn dựa trên Windows NT và hoạt động theo cách tương tự, và cả Windows 7 cũng vậy.
Giờ đã 40 năm trôi qua, chúng ta vẫn chưa thể đặt tên “con” hay “aux” vì Windows muốn tiếp tục tương thích với những phần mềm có thể đang dùng tính năng nói trên. Vậy cũng đủ thấy Microsoft tương thích với các bản cũ chặt chẽ thế nào.
Xem thêm: