Quản Trị Mạng - Trong phần trước của bài viết, chúng ta đã tìm hiểu về các bước cơ bản trong quá trình cài đặt Magento, và lần này chúng ta sẽ tiếp tục với phần Magento Encryption Key – thông tin mã hóa chính của hệ thống, vốn được sử dụng để bảo mật và lưu trữ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
Cụ thể, Magento Encryption Key sẽ được lưu trữ trong file app/etc/local.xml, và các bạn có thể mở qua cPanel >File Manager. Đoạn mã này sẽ có dạng:
<crypt>
<key><![CDATA[ENCRYPTION_KEY]]></key>
</crypt>
Thay thế ENCRYPTION_KEY với khóa key thật sự của bạn. Trong trường hợp muốn di chuyển dữ liệu tới 1 site Magento khác thì sẽ cần phải dùng tới Encryption key này. Khi muốn kết hợp dữ liệu trong cơ sở dữ liệu cũ với quy trình cài đặt mới, thì hãy đảm bảo rằng encryption key từ database cũ được nhập chuẩn xác vào file local.xml của website mới, nếu không thì dữ liệu mã hóa và lưu trữ trên website mới sẽ không thể hoạt động.
Một số tính năng chính của Magento:
- Analytics and Reporting: các đoạn mã chức năng của Magento đã được tích hợp sẵn với Google Analytics, do vậy người sử dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc phân tích và tạo báo cáo.
- Product Browsing: hỗ trợ chế độ nhiều hình ảnh minh họa cho sản phẩm của người dùng, nhiều tùy chọn review, tạo wishlist...
- Catalog Browsing: dễ dàng điều hướng, tạo nhiều chế độ xem và lọc sản phẩm dựa trên thông tin chi tiết, so sánh sản phẩm...
- Catalog Management: quản lý danh mục hàng tồn kho, hỗ trợ cơ chế import và export nhiều sản phẩm, cơ chế tính thuế theo nhiều mức, thêm hoặc bớt thuộc tính của sản phẩm...
- Customer Accounts: lưu giữ thông tin lịch sử và tình trạng của khách hàng, tạo feed email và RSS dành cho sản phẩm trong wishlist, địa chỉ giao hàng và thanh toán hóa đơn mặc định...
- Customer Service: cải tiến nhiều tính năng hơn nữa dành cho các tài khoản khác nhau của khách hàng, mẫu Contact Us, dễ dàng giám sát toàn bộ lịch sử hoạt động, thay đổi thứ tự ưu tiên của email...
- Order Management: tạo thứ tự sắp xếp qua khu vực phân quyền của Admin, nhiều tùy chọn thiết lập Call Center...
- Payment: hỗ trợ nhiều chế độ thanh toán, chuyển khoản khác nhau: thẻ tín dụng, PayPal, Authorize.net, Google Checkout, kiểm tra, thứ tự chuyển tiền, hỗ trợ nhiều loại chi phí phát sinh như Cybersource, ePay, eWAY...
- Shipping: chuyển phát đến nhiều địa chỉ khác nhau, phí chuyển hàng, hỗ trợ UPS, UPS XML, FedEx, USPS và DHL.
- Checkout: quá trình checkout khá đơn giản, hỗ trợ cơ chế bảo mật SSL, dễ dàng checkout không cần tới tài khoản.
- Search Engine Optimization: “thân thiện” với tất cả các Search Engine hiện nay, hỗ trợ Google SiteMap.
- International Support: hỗ trợ nhiều chế độ ngôn ngữ và đơn vị tiền tệ khác nhau, liệt kê toàn bộ danh sách các quốc gia được đăng ký chuyển phát và mua hàng.
- Marketing Promotions and Tools: nhiều tùy chọn tạo chương trình coupon, discount và khuyến mãi khác nhau.
- Site Management: dễ dàng quản lý, kiểm soát nhiều website khác nhau, chế độ đa ngôn ngữ, tỉ lệ thuế, hỗ trợ thị trường Mỹ và nhiều quốc gia khác nhau...
Tạo “gian hàng” với Magento:
Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt cơ bản của Magento, chúng ta sẽ tiếp tục với phần thiết lập, cấu hình những thông số kỹ thuật cần thiết dành cho website. Trong phần tiếp theo của bài viết này, chúng ta sẽ cùng tham khảo về các tùy chọn cơ bản trong Magento, bao gồm:
- Đăng nhập vào hệ thống Magento.
- Cấu hình hệ thống Magento.
- Quản lý danh mục trong Magento.
- Quản lý sản phẩm trong Magento.
- Hệ thống catalog.
- Khuyến mãi với Magento.
- Chức năng báo cáo trong Magento.
- Đường dẫn truy cập chính trong Magento.
Ở chế độ mặc định thì giao diện chính của Magento sẽ trông giống như sau:
Đăng nhập vào phần quản trị của Magento: việc cần làm trước tiên trong toàn bộ quá trình này là mở phần giao diện quản trị chính:
Cấu hình hệ thống: đăng nhập với thông tin được khởi tạo trong quá trình cài đặt, sau đó chuyển tới System > Configuration. Tại đây, các bạn có thể tùy biến các lựa chọn theo nhu cầu sử dụng của cá nhân:
Hệ thống catalog của Magento: từ phân mục Catalog, chúng ta có thể dễ dàng quản lý nhiều thuộc tính khác nhau, thay đổi URL tương ứng với sản phẩm, thực hiện các thao tác tìm kiếm, thay đổi thông số tag, tạo chế độ review và rating qua GoogleMap:
Danh mục Promotions trong Magento: với chức năng tạo và quản lý chương trình khuyến mãi này, người dùng có thể dễ dàng khởi tạo, thiết lập quy luật dành riêng cho từng nhóm khách hàng với nhiều công đoạn khác nhau:
Bên cạnh đó, Magento còn hỗ trợ cơ chế thống kế và tạo báo cáo dựa trên thông tin chi tiết tổng quát qua chức năng Reports:
Hoặc nếu bạn muốn cấu hình Magento để hoạt động với domain khác thì có thể thực hiện bằng cách thay đổi tùy chọn Magento Base URL trong phần quản lý chính. Mở System > Configuration và chọn phần Web ở menu bên trái, chọn tiếp tùy chọn Unsecure sau đó thay đổi trường Base URL để thiết lập đường dẫn URL đó được sử dụng bởi các kết nối bình thường – HTTP.
Trong trường hợp bạn muốn cấu hình URL với giao thức kết nối bảo mật HTTPS, chọn Secure > Base URL. Lưu ý rằng nếu muốn sử dụng HTTPS với domain mà không muốn nhận thông tin cảnh báo về SSL thì các bạn cần phải mua chứng chỉ, xác nhận SSL Private.
>>> Video tham khảo:
Chúc các bạn thành công!