Thẻ ATM gắn chip là gì? Tại sao nên dùng thẻ gắn chip?

Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước, bắt đầu cuối tháng 3/2021 sẽ dừng phát hành thẻ từ ATM để chuyển sang thẻ ATM gắn chip. Vậy thẻ ATM gắn chip là gì và tại sao lại có sự chuyển đổi này?

1. Thẻ ATM gắn chip là gì?

Thẻ từ có đặc điểm đó là toàn bộ thông tin về khách hàng, số thẻ đặc biệt là thông tin dải màu đen quan trọng ở phía sau đều được hiển thị trên mặt thẻ. Khi rút tiền ở máy ATM hoặc thực hiện giao dịch khác ở máy POS thì máy sẽ quét thông tin cá nhân khách hàng ở dải màu đen.

Với cơ chế hoạt động như vậy thì rất có thể toàn bộ thông tin thẻ ATM dễ bị đánh cắp khi hacker sử dụng thiết bị quẹt thẻ từ thông thường.

Thẻ gắn chip còn có thể gọi là Chip card, hay Smart cards, chip-and-pin cards, chip-and-signature cards, Europay - MasterCard - Visa (EMV) card, sẽ có một con chip nằm ở mặt trước thẻ có nhiệm vụ mã hóa thông tin cá nhân khi thực hiện giao dịch ở các máy POS hay ATM.

Quá trình giao dịch trên thẻ chip sẽ phải trải qua nhiều bước xác thực từ thiết bị nhận thẻ, ngân hàng thanh toán, tổ chức Mastercard/Visa và ngân hàng phát hành. Mỗi lần thực hiện giao dịch thì chip gắn trong thẻ sẽ tạo dữ liệu mới.

Phân biệt thẻ từ và thẻ chip

2. Thẻ chip ATM khác thẻ từ ATM như nào?

Thẻ từ ATM và thẻ chip về cơ bản khác nhau hoàn toàn từ giao diện bên ngoài tới thiết kế bảo mật trên thẻ.

1. Khác biệt từ giao diện thiết kế

Thẻ từ ATM sẽ có dải băng từ màu đen phía trên của thẻ. Và dải băng đen này sẽ chứa thông tin của chủ thẻ.

Thẻ chip ATM được gắn chip điện tử ở trước mặt thẻ. Con chip này sẽ chứa thông tin của chủ thẻ đã được mã hóa.

2. Khác nhau về mức độ bảo mật

Thông tin khách hàng của thẻ từ được bảo mật ở vạch kẻ đen lưu dưới dạng văn bản. Như vậy thông tin dễ bị kẻ trộm giải mã, đánh cắp thông tin cá nhân nên mức độ bảo mật chưa cao.

Thẻ chip sẽ lưu thông tin khách hàng được mã mã hóa dưới dạng kí hiệu nhị phân của máy tính. Chip mã hóa sẽ tăng cường độ bảo mật thông tin và mã hóa của chip liên tục được thay đổi.

3. So sánh độ bền bỉ của 2 loại thẻ

Thẻ từ ATM dễ xảy ra tình trạng xước trên bề mặt và tại kẻ đen. Với thẻ chip ATM thì thông tin có thể được xóa đi và ghi lại nhiều lần.

4. Sự khác biệt về cách thức nhận dạng chủ thẻ

Thẻ từ ATM có cách thức nhận dạng đơn giản qua băng từ, hình chủ thẻ được in trên thẻ và chữ ký của chủ thẻ ở mặt sau thẻ.

Thẻ chip nhận diện phức tạp hơn khi nhận dạng chủ thẻ bằng mã pin.

Sự khác biệt thẻ chip và thẻ từ ATM

5. Tính năng tích hợp thêm ứng dụng vào thẻ

Thẻ chip đang được nghiên cứu để tích hợp thêm nhiều tiện ích như sổ tiết kiệm, thẻ sinh viên, khoản vay,... giúp người dùng dễ dàng sử dụng hơn.

Còn với thẻ từ ATM thì không thể tích hợp được.

6. Chi phí khi sử dụng thẻ

Do thông tin trên thẻ từ ATM chỉ lưu được 1 số thông tin nhất định nên không thể xóa đi ghi lại thông tin mới, từ đó ngân hàng sẽ cần thêm chi phí khi mua thẻ trắng nếu khách hàng đổi thẻ.

Thẻ chip ATM có thể xóa thông tin và ghi lại nhiều lần, từ đó ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí hơn.

7. Sự khác nhau loại thẻ

Thẻ từ ATM chỉ có 1 loại duy nhất nhưng thẻ chip ATM lại có 3 loại gồm thẻ chip tiếp xúc, thẻ chip phi tiếp xúc (contactless) và thẻ chip giao diện kép.

3. Tại sao nên dùng thẻ ATM gắn chip?

Bảo mật thông tin cá nhân cao

Trước hết phải nói về độ an toàn thì thẻ chip sẽ hơn thẻ ATM rất nhiều, khi thẻ được thiết kế để ngăn chặn những hành vi đánh cắp thông tin thẻ, mã hóa thông tin với độ bảo mật cao.

Quy trình hoạt động chặt chẽ, đảm bảo

Một giao dịch của thẻ chip đều phải trải qua nhiều bước xác thực, nên chỉ khi những tổ chức liên quan cấp phép thì giao dịch mới thành công. So với thẻ từ thì quy trình thực hiện phức tạp hơn, nhưng tốc độ xử lý cũng rất nhanh trong vài giây.

Thẻ chip có độ an toàn

Lưu ý gì khi dùng thẻ chip?

Hiện tại đã có một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế có gắn chip như ngân hàng VIB, VietinBank, VietcomBank, Techcombank, ACB, Sacombank, Nam Á Bank… Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với mỗi ngân hàng để tư vấn thêm về thẻ chip.

Để sử dụng thẻ chip thì người dùng sẽ cần tới cửa hàng có biểu tượng nhận diện thẻ không tiếp xúc và chạm thẻ lên máy POS hoặc ATM. Khi thanh toán thì bạn không cần phải rút thẻ ra mà chỉ cần để mặt thẻ gắn chip tiếp xúc với máy mà không cần rút thẻ ra.

Ngoài ra để tránh mất phí quá cao khi thực hiện giao dịch, bạn nên:

  • Nên rút tiền tại ATM trong hệ thống để giảm chi phí.
  • Chuyển khoản trong nội bộ hệ thống qua máy ATM.
  • Thẻ gắn chip có thể mua hàng online dùng trên toàn cầu.
  • Phí duy trì thẻ hàng năm có thể cao hơn thẻ từ, tùy vào mỗi ngân hàng.
Thứ Tư, 24/11/2021 09:46
4,18 👨 60.892
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Dịch vụ ngân hàng