Server-side rendering mang tới các lợi ích đáng kể cho trang web và ứng dụng của bạn. Sau đây là những tác động của Server-Side Rendering tới SEO và hiệu suất trang web mà bạn cần biết.
Thay đổi là tất yếu, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số. Kiến trúc web là một ví dụ điển hifnh, bởi các trang di chuyển trọng tâm từ mặt sau lên mặt trước và ngược lại.
Một trong số những phát triển gần đây nhất, server-side rendering (SSR), liên quan tới việc tạo nội dung trên server. Ở bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu ưu điểm và làm thế nào SSR có thể “cách mạng hóa” SEO và hiệu suất web nhé!
Server-Side Rendering là gì?
Server-Side Rendering có nghĩa trang web được tạo trên server trước khi nó tới client. Trái ngược với client-side rendering (CSR), nơi JavaScript xây dựng trang trong trình duyệt, SSR gửi một trang đã sẵn sàng hiển thị tới người dùng.
Lợi ích của SSR
SSR rõ ràng mang tới rất nhiều lợi ích, bao gồm:
- Cải thiện hiệu suất: SSR giảm số lượng công việc mà trình duyệt của client phải làm. Nội dung đã được render, đảm bảo hiển thị nhanh hơn trên trang web. Điều này đặc biệt có lợi cho người dùng sử dụng kết nối Internet chậm hay thiết bị cấu hình thấp.
- Trải nghiệm người dùng tốt hơn: Khi người dùng thấy nội dung đầy đủ ý nghĩa ngay lập tức, họ có thể không còn muốn thoát trang nữa. Web của bạn cũng sẽ hấp dẫn hơn nếu nó chạy nhanh hơn, tăng cơ hội thu hút người xem quay trở lại.
- Cải thiện SEO: Các công cụ tìm kiếm xếp hạng tốc độ và trải nghiệm người dùng. Với tốc độ tải trang ban đầu nhanh hơn, trang của bạn có thể đạt được thứ hạng cao hơn trong chỉ mục của công cụ tìm kiếm. Một số trình thu thập thông tin có thể không chạy JavaScript. Điều đó khiến SSR trở nên quan trọng với việc index chính xác và hoàn chỉnh.
Cách thức hoạt động của SSR
Với sự ra đời của các công cụ như Node.js và nền tảng như Next.js & Nuxt.js, SSR đã ngày càng thân thiện người dùng hơn.
Sau đây là các bước cơ bản của quá trình này:
- Người dùng thực hiện một truy vấn web.
- Server đánh giá yêu cầu, truy xuất dữ liệu cần thiết và xây dựng trang.
- Trình duyệt của người dùng nhận một trang HTML được render hoàn chỉnh.
- Trong khi hiện nội dung tới người dùng, trình duyệt đồng thời tìm nạp bất kỳ script cho bên client.
- Những tương tác sau đó phụ thuộc vào JavaScript dùng CSR.
Để tăng cường hiệu suất hoạt động, bạn có thể lưu bộ nhớ đệm các trang được render và phân bổ chúng sau mà không cần phải hiển thị lại.
Đây là hình ảnh minh họa quá trình SSR:
Tác động của SSR tới tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SSR đặt ra những thách thức cho SEO, dựa vào khả năng truy xuất nội dung nhanh chóng, có thể không phải đợi JavaScript chạy, dẫn tới lập chỉ mục chưa hoàn thiện. SSR giải quyết vấn đề này bằng cách:
- Cung cấp nội dung được render đầy đủ, đảm bảo index hoàn chỉnh.
- Cung cấp tải trang nhanh hơn mà công cụ tìm kiếm thường dựa vào để đánh giá thứ hạng.
- Giảm các cạm bẫy SEO như "Flash of Unstyled Content" hoặc "Flash of Invisible Text."
Tác động của SSR tới hiệu suất hoạt động
SSR có thể ảnh hưởng tới hiệu suất theo những cách sau:
- Bằng cách xử lý trang hiện ở cấp server, SSR giảm khối lượng công việc ở bên client. Điều này có thể đẩy nhanh thời gian tải trang, đặc biệt trên thiết bị mobile hoặc máy tính đời cũ hơn.
- Một swifter Time To First Byte (TTFB) hiển thị trang nhanh hơn, từ đó nâng cao trải nghiệm, phản hồi của web và sự hài lòng của người dùng.
- Để đảm bảo phân bổ nội dung tới toàn cầu, SSR có thể dùng CDN. Chúng là các mạng server phân phối nội dung và chuyển nó từ server gần nhất của người dùng.
Đây là tranh minh họa cách SSR hoạt động so với CSR:
Dù SSR mang tới nhiều lợi ích nhưng nó cũng vẫn tồn tại nhược điểm, thậm chí là thử thách cho người dùng, cụ thể:
- Có thể “quá tải” server, đặc biệt với những web có lượng truy cập cao.
- Quá trình phát triển phức tạp hơn bởi lập trình viên cần tính tới hiển thị ở cả hai bên server và client.
- Có thể không phù hợp đối với mọi trang web chứa nội dung động, được update thường xuyên.