Laptop có rất nhiều hàng loại 2, loại 3... Thị trường laptop rất phức tạp. Bên cạnh hàng mới 100%, có khá nhiều hàng loại 2, loại 3 của các công ty, tập đoàn bán lẻ nước ngoài bán cho các công ty chuyên nhập hàng về Việt Nam và phân phối lại cho các công ty bán lẻ.
Nhìn bằng mắt thường, ngay cả kỹ thuật viên cũng khó phân biệt được đâu là laptop mới 100%, đâu là hàng loại 2, loại 3…
Phân loại laptop
Dù hàng mới 100% hay loại 2, loại 3, các loại laptop trên đều phải thông qua quy trình kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn chất lượng của hãng sản xuất trước khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, với từng loại thì những tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng có khác nhau. Sau khi kiểm tra, những laptop hoàn toàn không bị phát hiện lỗi nào sẽ được đóng hộp, xuất xưởng ngay. Đó là hàng mới 100% (Brand New). Còn nhóm hàng Refurbished (loại 2) và Reconditioned (loại 3) gồm những sản phẩm không đáp ứng tuyệt đối các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của nhà sản xuất, nhưng vẫn nằm trong biên độ lỗi cho phép xuất xưởng hoặc hàng bị lỗi do quá trình vận chuyển từ nhà sản xuất đến cửa hàng bán lẻ, hay hàng mới thuộc dạng Brand New nhưng trong bị người mua trả lại thời gian bảo hành và…
Ở nước ngoài, hàng Brand New, Refurbished và Reconditioned được niêm yết bày bán công khai kèm theo thông tin rõ ràng với giá bán khác nhau. Các nhà sản xuất bán ra loại hàng Refurbished thường bảo hành 90 ngày, giá có thể giảm đến 30% cho các công ty bán lẻ, hàng Reconditioned là 30 ngày, giá có thể giảm tới 50% so với hàng Brand New.
Khi được nhập về Việt Nam, hàng loại 2, loại 3 đều được các công ty tăng thời gian bảo hành lên một năm (bằng thời gian bảo hành hàng Brand New) và giảm giá bán từ 10 - 20 USD so với hàng Brand New. Tuy nhiên, dù được nhà sản xuất hoặc hãng bán hàng nước ngoài cung cấp thông tin về từng loại hàng, nhưng các công ty nhập hàng về Việt Nam thường che giấu hoặc công bố thông tin mập mờ. Do đó, người tiêu dùng không thể biết thông tin chính xác về sản phẩm mình chọn mua.
Chất lượng hàng loại 2, loại 3
Chất lượng hai loại laptop trên phụ thuộc nhiều vào sự may rủi. Về lý thuyết, chất lượng loại hàng Refurbished và Reconditioned không đáng tin cậy bằng hàng Brand New. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chất lượng hai loại hàng đó không tốt.
Lỗi thường thấy của những loại laptop loại 2, loại 3 là bị điểm chết trên màn hình sau một thời gian ngắn sử dụng, hoặc màn hình hay bị một đường sáng thẳng kéo ngang qua, hay bị giựt hình.
Tất cả những lô hàng nhập từ nhà sản xuất đều có thùng đựng máy được niêm phong. Các lô hàng loại 2 và loại 3 luôn được các hãng ghi rõ bên ngoài thùng carton: Refurbished hoặc Reconditioned. Nhưng khi đến tay người mua thì lại mất ghi chú. Khi hàng nhập về VN và đến tay người mua, nhiều thùng hàng niêm phong không còn nguyên vẹn do các khâu kiểm tra hàng và những nguyên nhân khác. Nhưng hầu hết ký hiệu của những thùng hàng loại 2, loại 3 bị giấu, không cho người mua biết.
Phương pháp kiểm tra hàng
Người mua máy có thể tự mình kiểm tra sự trùng khớp các thông tin trên thân máy và bên ngoài thùng carton, như: Part Number, Service Tag, cấu hình máy… Nếu có sự khác biệt, nghĩa là chiếc thùng đó không phải của máy bên trong. Trong trường hợp này, người mua nên từ chối nhận hàng và yêu cầu người bán giao thùng hàng có thông tin trùng với laptop.
Nếu chưa thực sự an tâm, người mua có thể kiểm chứng số Part Number, Service Tag của máy trên website của nhà sản xuất để biết thông tin về loại hàng. Mỗi chiếc laptop có một Part Number, Service Tag riêng, không trùng lặp với sản phẩm nào.
Không phải tất cả dòng máy của nhà sản xuất đều có hàng loại hai và loại ba, mà chỉ có ở một số model nhất định. Vì vậy, trước khi mua laptop, người dùng nên vào mạng để tìm thông tin về loại mình đang mua xem có hàng loại hai, ba hay không. Bạn có thể tra cứu thông tin về phân loại sản phẩm xuất xưởng của các hãng Toshiba, Sony, IBM, HP, Lenovo tại địa chỉ: www.shopping.hp.com; www.toshibadirect.com; www.ibm.com;