Quản trị mạng - LCD (Liquid-crystal display), trước đây chỉ được dùng hạn chế cho các máy tính notebook, tuy nhiên hiện nay kiểu màn hình này đã được sử dụng tương đối nhiều cho các máy desktop. Ba ưu điểm thú vị nhất đối với loại màn hình này so với các màn hình CRT (Cathode Ray Tube) là khả năng tiết kiệm không gian trên bàn làm việc (đặc biệt với các màn hình 17” hoặc lớn hơn), tiêu thụ ít năng lượng và tính năng flicker-free (giảm độ nháy và tăng chất lượng hình ảnh). Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những vấn đề cần thiết để bạn có được sự lựa chọn chính xác khi mua một màn hình LCD mới.
Màn hình LCD trong các máy laptop
Thứ quan trọng nhất bạn cần biết về công nghệ LCD đó là các panel LCD có độ phân giải cố định. Độ phân giải này được gọi là “native resolution”, “maximum resolution” hay đơn giản là “resolution” và bạn phải cấu hình desktop của bạn đúng với độ phân giải đó, bằng không ba vấn đề dưới đây có thể xảy ra, phụ thuộc vào model màn hình của bạn:
Hình ảnh sẽ không rõ nét; nó sẽ bị mờ. Bạn sẽ thấy rất nhiều vùng ô vuông không rõ nét.
Màn hình sẽ tập trung hình ảnh theo một độ phân giải mới, giảm kích thước ảnh và chèn một khung màu đen xung quanh. Cho ví dụ, nếu độ phân giải nguyên bản của LCD là 1280x960 và bạn đã giảm xuống 800x600, thì điều này có nghĩa là mất 480 pixel (1280 - 800) theo chiều ngang và 360 pixel (960 - 600) theo chiều dọc. Ảnh sẽ được tập trung và sẽ có 240 pixel ở trên và dưới cùng với 180 pixel hai bên là màu đen.
- Màn hình sẽ kéo dãn ảnh để không hiển thị vùng màu đen xung quanh, đổ đầy toàn bộ màn hình. Điều này được thực hiện thông qua một công nghệ gọi là phép nội suy (interpolation), tuy nhiên không hoàn hảo 100% và như vậy bạn sẽ cảm thấy rằng hình ảnh có chất lượng tốt hơn (độ rõ nét), khi màn hình được cấu hình ở độ phân giải nguyên bản các thành phần trên màn hình (các biểu tượng hoặc các chữ cái,…) sẽ nhỏ hơn. Nhìn chung, bạn sẽ cảm thấy hình ảnh hơi mờ khi màn hình không được cấu hình theo độ phân giải nguyên bản của nó.
Do những đặc tính cố hữu của các panel LCD nên bạn phải chọn màn hình LCD có độ phân giải phù hợp với bạn. Độ phân giải cao không chắc đã phải luôn là cách tốt. Với các độ phân giải cao, bạn sẽ có nhiều không gian hơn trên màn hình của mình (nói theo cách khác, bạn có thể để được nhiều thứ đồng thời xuất hiện trên màn hình), tuy nhiên các biểu tượng và các ký tự sẽ nhỏ hơn. Với những người dùng mức trung bình, một màn hình có độ phân giải cao không phải luôn thông dịch một sản phẩm tốt hơn, nó sẽ phụ thuộc phần lớn vào ứng dụng. Nếu bạn chỉ sử dụng máy tính để duyệt Internet, viết email, sử dụng các trang bảng tính và word thì bạn có thể chỉ cần đến một màn hình nhỏ với độ phân giải cao, chúng sẽ rẻ hơn và sẽ không làm nhỏ các biểu tượng và các ký tự. Tuy nhiên nếu bạn chạy các ứng dụng chuyên nghiệp giống như các chương trình chỉnh sửa video và ảnh thì bạn nên dùng một màn hình với độ phân giải cao và kích thước lớn.
Màn hình LCD cho các máy tính đặt bàn
Nếu bạn là một gamer (người chơi game), hãy mua một màn hình tương xứng với độ phân giải của game mà bạn muốn chơi, nếu không game trông sẽ bị mờ. Nói theo cách khác, cấu hình game của bạn chạy ở chế độ phân giải lớn nhất (nguyên bản). Tất cả các gamer đều biết rằng khi bạn tăng độ phân giải thì hiệu suất sẽ thấp hơn (vì khi đó sẽ có nhiều pixel bị co trên màn hình). Nếu game của bạn chạy quá chậm, điều đó có nghĩa rằng nó chính là thời điểm bạn cần nâng cấp card đồ họa (video). Cũng có thể giảm độ phân giải của game nhưng như chúng tôi đã giải thích, bạn sẽ làm xấu chất lượng của hình ảnh.
Kích thước màn hình và tỉ lệ co
Kích thước màn hình được đo bằng inch – không hề ảnh hưởng gì tới độ phân giải. Nghĩa là một màn hình lớn không có nghĩa bảo đảm được độ phân giải cao. Trong thực tế, các màn hình LCD lớn thường đi với các độ phân giải thấp hơn so với các màn hình nhỏ. Nếu bạn thấy một màn hình lớn được bán rẻ hơn một màn hình nhỏ thì bạn có thể đánh cược rằng màn hình nhỏ sẽ có độ phân giải cao hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là màn hình nhỏ sẽ tốt hơn các màn hình lớn; vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào ứng dụng. Những người muốn có nhiều không gian trên màn hình (cho việc chỉnh sửa ảnh và video) sẽ thích một màn hình có độ phân giải cao (thậm chí kích thước nhỏ), trong khi đó những người dùng thông thường lại thích những màn hình lớn nhưng có độ phân giải thấp, độ phân giải thấp lúc này sẽ giữ cho các biểu tượng có được kích thước to.
Bạn nên xem xét đến vấn đề tăng kích thước của các biểu tượng và các ký tự trong Control Panel của Windows.
Tỉ lệ co là tỉ lệ giữa chiều ngang và dọc của màn hình. Các màn hình CRT và các màn hình LCD ban đầu thường có tỉ lệ 4:3, nghĩa là độ dài của chiều ngang bằng 4:3 lần chiều dọc. Các tỉ lệ được dùng phổ biến ngày nay và vẫn được gọi là “widescreen” là 16:9 hoặc 16:10.
Bảng dưới đây chúng tôi đã liệt kê những tỉ lệ co và các độ phân giải cho các số tỉ lệ co đó. Những màn hình có các tỉ lệ co khác nhau có thể đạt được độ phân giải từ những tỉ lệ co khác bằng cách phỏng theo chúng.
Tỉ lệ | Độ phân giải chung |
4:3 (1.33) | 640 x 480 |
5:4 (1.25) | 1280 x 1024 |
15:9, 5:3 (1.66) | 1280 x 768 |
16:9 (1.77) | 1280 x 720 |
16:10 (1.60) | 960 x 600 |