10 lỗi Lightroom có thể làm hỏng bức ảnh của bạn

Kỹ năng Lightroom của bạn như thế nào? Bạn có làm cho bức ảnh của mình tỏa sáng hay làm hỏng chúng bằng nhiều kỹ thuật không phù hợp? Duyệt qua bất kỳ trang web chia sẻ ảnh trực tuyến nào và bạn sẽ thấy những lỗi tương tự lặp đi lặp lại: Độ phơi sáng kém, độ bão hòa quá cao, v.v...

Tất cả chúng đều dễ tránh, nhưng chỉ khi bạn có thể nhận ra chúng ngay từ đầu. Hãy cùng điểm qua 10 sai lầm tồi tệ nhất trong Lightroom mà bạn cần tránh.

Hướng dẫn này hoạt động cho cả Lightroom (trước đây gọi là Lightroom CC) và Lightroom Classic. Bài viết sẽ làm nổi bật bất kỳ sự khác biệt nào giữa các ứng dụng để việc bạn sử dụng phiên bản nào cũng không thành vấn đề.

1. Đường chân trời không thẳng

Đây là điều đầu tiên bạn khắc phục trong Lightroom. Các đường thẳng trông đẹp mắt hơn và đôi khi làm thẳng chúng chỉ là một vấn đề logic đơn giản. Theo nguyên tắc chung, bạn phải luôn làm thẳng đường chân trời trong ảnh chụp phong cảnh - đặc biệt nếu ảnh của bạn có cảnh biển.

Làm thẳng đường chân trời trong Lightroom
Làm thẳng đường chân trời trong Lightroom

Khi không có đường chân trời rõ ràng, chẳng hạn như trong ảnh chụp kiến trúc hoặc chân dung trong nhà, hãy tìm những thứ như khung, kệ, mái nhà, v.v... và làm thẳng chúng theo chiều ngang hoặc chiều dọc.

  • Trong Lightroom Classic, chọn công cụ Crop, sau đó chọn Straighten Tool nằm dọc theo thanh trượt Angle. Bây giờ, vẽ một đường trên hình ảnh của bạn dọc theo đường chân trời. Hình ảnh sẽ xoay để đường chân trời bây giờ hoàn toàn thẳng. Lưu ý rằng các góc của hình ảnh sẽ bị cắt khi bạn thực hiện thao tác này.
  • Đối với Lightroom CC, chỉ cần chọn Crop & Rotate và kéo thanh trượt Straighten. Công cụ Auto cũng hoạt động tốt ở đây.

Nếu bạn cố tình muốn có những góc nghiêng, lệch 1 độ có vẻ như là một sai lầm, trong khi 15 độ sẽ giúp ảnh trông giống bố cục ảnh nghệ thuật hơn.

2. Bỏ qua biểu đồ Histogram

Bạn phải luôn hiệu chỉnh màn hình khi xử lý ảnh. Nếu màn hình của bạn được cài đặt quá sáng hoặc quá tối, rất khó để đánh giá mức phơi sáng chính xác. Điều đó đặc biệt đúng nếu bạn chỉ nhìn bằng mắt thường, giống như nhiều người dùng khác.

Cách dễ dàng để tránh vấn đề này là sử dụng biểu đồ Histogram. Nó sẽ cho bạn biết nếu ảnh của bạn bị phơi sáng quá mức, thiếu sáng hoặc liệu các vùng sáng hoặc vùng tối có bị cắt bớt hay không.

Nó cũng có thể cảnh báo bạn về một màn hình được hiệu chỉnh kém. Nếu biểu đồ biểu thị độ phơi sáng cân bằng, nhưng mắt bạn lại cho rằng nên làm cho ảnh tối hơn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy mức độ sáng của màn hình được đặt quá cao.

Cách đọc biểu đồ Histogram trong Lightroom
Cách đọc biểu đồ Histogram trong Lightroom

Điều này rất quan trọng khi bạn định in ảnh của mình. Một trong những phàn nàn phổ biến nhất là bản in ra quá tối và hầu như luôn là kết quả của việc đặt màn hình quá sáng.

Trớ trêu thay, thật dễ dàng để bỏ qua biểu đồ Histogram trong Lightroom CC vì nó bị ẩn theo mặc định. Hãy vào View > Edit Panels > Histogram để bật nó lên. Bài viết khuyên bạn nên để biểu đồ này hiển thị mọi lúc.

3. Tăng Clarity quá mức

Thanh trượt Clarity là công cụ cần thiết của mọi người để thêm điểm nhấn vào hình ảnh. Clarity là một biến thể của công cụ tương phản tập trung vào các tone trung tính. Nó giúp làm nổi bật chi tiết và kết cấu mà không ảnh hưởng đến vùng sáng và vùng tối của hình ảnh. Hiệu ứng này tương tự như làm sắc nét và việc tăng Clarity quá mức thường bị nhầm lẫn với làm sắc nét quá mức (chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này sau).

Tăng Clarity quá mức trong Lightroom
Tăng Clarity quá mức trong Lightroom

Clarity từng là một công cụ không được ưa chuộng vì có thể tạo ra các góc cạnh và hiệu ứng nhòe xung quanh các vật thể. Nó đã được cải thiện rất nhiều trong các phiên bản Lightroom gần đây, nhưng ảnh hưởng của việc tăng Clarity quá mức vẫn rất rõ ràng.

Vì vậy, mặc dù một chút Clarity hầu như luôn luôn là một điều tốt, nhưng hãy tránh kéo nó đến mức +100. Tốt hơn nữa, hãy sử dụng tùy chọn Masking, chọn Brush và điều chỉnh mức độ Clarity. Giờ đây, bạn có thể làm rõ nét vào các phần cụ thể của ảnh. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng nó để làm cho đôi mắt của người mẫu nổi bật, trong khi bôi nó lên phần da sẽ chỉ làm tăng nếp nhăn hoặc các nhược điểm khác.

4. Làm mềm da quá mức

Di chuyển thanh trượt Clarity quá xa về bên phải là không tốt, nhưng trượt nó nghiêng quá nhiều về bên trái cũng vậy. Kỹ thuật giảm Clarity thường được sử dụng để làm mịn da, nhưng nếu dùng quá đà, cuối cùng bạn sẽ làm cho đối tượng của mình trông giống như chúng được chạm khắc từ một khối sáp.

Cách tốt nhất để làm điều đó trong cả hai phiên bản Lightroom là chọn Masking, sau đó nhấp vào People và đợi phần mềm tự động phát hiện khuôn mặt trong ảnh (điều này xảy ra nhanh chóng đối với ảnh chân dung).

Bây giờ, hãy nhấp vào một Person và chọn Face Skin từ danh sách. Bây giờ, hãy phóng to và bắt đầu kéo thanh trượt Clarity sang trái cho đến khi bạn thấy các nếp nhăn và những nhược điểm khác bắt đầu mờ đi, nhưng không đến mức mất hết kết cấu trên da.

Bạn có thể thấy sự khác biệt. Ảnh bên trái có đủ độ mềm. Ảnh bên phải bị làm mềm da quá mức, sự khác biệt rất rõ ràng.

5. Thêm quá nhiều màu sắc

Lightroom có hai công cụ cơ bản để làm việc với màu sắc.

  • Saturation điều chỉnh mọi màu trong ảnh theo cùng một lượng. Nó nên được sử dụng rất hạn chế.
  • Vibrance điều chỉnh màu sắc dựa trên từng màu đã có trong ảnh, nâng cao độ sống động của các màu ít bão hòa nhất trong khi chỉ để nguyên những màu bão hòa nhất.
Saturation và Vibrance quá mức trong Lightroom
Saturation và Vibrance quá mức trong Lightroom

Bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn bằng cách sử dụng Vibrance thay vì Saturation vì nó được kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn có thể đi theo hướng tiêu cực nếu chỉnh sửa quá đà.

Một mẹo đơn giản để tránh lạm dụng cài đặt này quá mức là đặt thanh trượt Vibrance ở bất kỳ mức nào mà bạn cho là mình hài lòng, sau đó ngay lập tức giảm xuống 10 hoặc 15 điểm. Bạn sẽ hầu như không nhận thấy sự khác biệt và chắc chắn nó sẽ không ảnh hưởng đến bức ảnh của bạn.

6. Tạo hiệu ứng HDR tệ hại

Chụp ảnh HDR đang phổ biến hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi máy ảnh trên điện thoại thông minh làm điều đó gần như theo mặc định. Dải động cao làm tăng lượng chi tiết ở cả vùng tối và vùng sáng của hình ảnh. Nó đặc biệt hiệu quả đối với những cảnh có độ tương phản cao mà máy ảnh thường gặp khó khăn trong việc phơi sáng chính xác.

Nhưng việc này rất dễ trở thành thảm họa trong Lightroom.

Kéo thanh trượt Highlights xuống, tăng các mảng tối, tăng ClarityVibrance một chút, bạn có thể có kết quả như sau:

Hiệu ứng HDR tệ hại trong Lightroom
Hiệu ứng HDR tệ hại trong Lightroom

Đừng làm thế! Nếu bạn thích hiệu ứng HDR, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu cách thực hiện đúng cách. Phương pháp tốt nhất là lên kế hoạch trước và sử dụng bù trừ phơi sáng để tạo ảnh HDR trong máy ảnh. Bạn có thể tạo ra một số kết quả nổi bật trong khi vẫn giữ được vẻ tự nhiên.

7. Làm nét ảnh quá mức

Mọi hình ảnh từ máy ảnh kỹ thuật số đều cần được làm sắc nét. Khi bạn chụp ở định dạng JPEG, phần mềm máy ảnh sẽ tự động làm sắc nét hình ảnh (mặc dù bạn vẫn có thể cần bổ sung thêm trong hậu kỳ). Khi chụp ở định dạng RAW, bạn cần thêm hiệu ứng làm nét khi xử lý ảnh.

Tuy nhiên, làm nét quá mức là một điều xấu. Nó tạo ra các đường viền thô, xấu, thêm các quầng sáng xung quanh mép của đối tượng, tạo hiệu ứng như họa tiết ở các khu vực chi tiết như tán lá và cũng có thể làm trầm trọng thêm hiện tượng nhiễu trong các hình ảnh ISO cao.

Tránh làm nét ảnh quá mức trong Lightroom
Tránh làm nét ảnh quá mức trong Lightroom

Có 3 điều bạn có thể làm để cải thiện khả năng làm nét ảnh của mình:

  • Zoom to lên 200%: Hiệu ứng làm nét có thể không được chú ý ngay lập tức khi hình ảnh đang được thu nhỏ. Vì vậy hãy phóng to ảnh để có cái nhìn chính xác hơn.
  • Sử dụng tùy chọn Masking: Trong Lightroom Classic, thêm một số độ sắc nét, sau đó giữ phím Alt hoặc Option và kéo thanh trượt Masking sang phải. Các bit màu trắng sẽ được làm sắc nét, các vùng màu đen thì không. Điều này cho phép bạn giới hạn độ sắc nét chỉ ở các cạnh và kết cấu trong khi để lại những vùng mịn như bầu trời.
Sử dụng Masking khi làm sắc nét trong Lightroom
Sử dụng Masking khi làm sắc nét trong Lightroom
  • Tô lên những vùng muốn làm sắc nét: Trong cả hai phiên bản Lightroom, chọn Masking > Brush. Đặt mức Sharpening, sau đó bắt đầu tô lên những vùng bạn muốn làm sắc nét. Bạn có thể điều chỉnh lại mức độ để tăng hoặc giảm hiệu ứng.

Làm sắc nét không thể khắc phục hình ảnh bị mờ. Nếu máy ảnh của bạn lấy nét sai hoặc nếu có chuyển động mờ do tốc độ màn trập chậm, thì việc làm sắc nét sẽ không giúp ích được gì. Trong thực tế, nó có thể sẽ làm cho ảnh tồi tệ hơn.

8. Dùng hiệu ứng quá đà

Lightroom có rất nhiều hiệu ứng có thể cải thiện và nâng cao chất lượng ảnh, nhưng nếu sử dụng chúng quá tay và kết quả sẽ trông rất nghiệp dư.

Một ví dụ điển hình là công cụ Vignette. Bạn có thể sử dụng nó để thu hút ánh mắt của người xem một cách tinh tế vào một phần cụ thể của ảnh, nhưng nó cũng có thể làm cho ảnh của bạn trông giống như được chụp bằng một ống kính rất rẻ tiền, hoặc thậm chí giống như ảnh tĩnh từ một bộ phim câm cũ.

Dừng hiệu ứng quá đà trong Lightroom
Dừng hiệu ứng quá đà trong Lightroom

Trừ khi bạn đang cố tình hướng tới giao diện cổ điển, hãy đặt thanh trượt Feather ở khoảng 80 - 100 và giữ Vignette hoặc Amount thấp hơn mức bạn mong đợi. Hiệu ứng mạnh hơn rất nhiều so với vẻ ngoài ban đầu - khoảng -10 đến -20 thường là đủ.

Một nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho Linear Gradient (hay Graduated Filter - tên gọi trước đây). Nó rất phù hợp để làm tối hoặc tăng thêm kịch tính cho bầu trời sáng, nhưng cũng có gây ra sai lầm. Để có vẻ ngoài tự nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng dải màu lớn, mượt mà hơn thay vì dải màu ngắn, đột ngột sẽ tạo cảm giác giả tạo.

9. Làm tăng hiện tượng nhiễu do xử lý quá mức

Một trong những tác dụng phụ khó chịu nhất của nhiều sai lầm ở trên là chúng có thể làm giảm chất lượng ảnh của bạn một cách nghiêm trọng. Tăng độ phơi sáng, độ bão hòa quá mức hoặc thậm chí cắt xén quá đà đều có thể khiến hiện tượng nhiễu trở nên nổi bật, ngay cả khi ban đầu không thấy rõ trong ảnh.

Bạn sẽ thấy mọi thứ có thể xuống dốc nhanh chóng khi bạn làm việc với ảnh JPEG hoặc ảnh có ISO cao (hoặc tệ nhất là ảnh JPEG có ISO cao).

Loại bỏ hiện tượng nhiễu trong Lightroom
Loại bỏ hiện tượng nhiễu trong Lightroom

Nếu bạn thấy mình có một hình ảnh nhiễu hơn mong muốn, bạn có thể thử chế ngự nó. Vào Masking > Brush và đặt mức giảm nhiễu, sau đó vẽ lên một phần của hình ảnh mà bạn muốn giảm nhiễu. Sau đó, bạn có thể lặp lại bước này, tạo một mask khác nhưng lần này đặt mức giảm nhiễu thành một số thấp hơn hoặc cao hơn.

Điều này cho phép bạn áp dụng các mức giảm nhiễu khác nhau cho những phần khác nhau của hình ảnh. Ví dụ, bầu trời trong xanh có thể giảm nhiễu rất mạnh, trong khi vùng có kết cấu nhỏ hơn cần được xử lý nhẹ hơn để không bị mất chi tiết.

Nhưng giải pháp tốt nhất là tránh tạo nhiễu ngay từ đầu.

10. Cắt sai hình dạng

Sai lầm cuối cùng chủ yếu áp dụng cho những bức ảnh mà bạn định in. Thật hấp dẫn khi tự do cắt ảnh để loại bỏ các đối tượng không mong muốn và cải thiện khung hình. Nhưng nó có thể mang lại những vấn đề không mong muốn.

Cắt ảnh theo hình dạng và kích thước phù hợp
Cắt ảnh theo hình dạng và kích thước phù hợp

Khi sử dụng dịch vụ in ảnh trực tuyến và mua khung làm sẵn, bạn bị giới hạn ở một số kích thước và tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn. Ngay cả việc in và đóng khung hình ảnh 16 x 9 tiêu chuẩn cũng có thể là một thách thức.

Công cụ Crop của Lightroom có một loạt các cài đặt preset tương ứng với những tỷ lệ in phổ biến nhất, chẳng hạn như 1 x 1, 10 x 8 và 7 x 5. Hãy sử dụng những cài đặt này nếu bạn định in.

Thứ Bảy, 31/12/2022 08:11
51 👨 315
0 Bình luận
Sắp xếp theo