RESTful API là một trong số các kiểu kiến trúc được yêu thích nhất dành cho thiết kế API. Dưới đây là những lợi ý khi bạn dùng RESTful API.
RESTful hoặc REST (Representational State Transfer) là một kiểu kiến trúc thiết kế ứng dụng network. REST API cung cấp một giao diện hệ thống để trao đổi thông tin và giao tiếp hiệu quả.
Những ứng dụng nổi bật như Twitter, Instagram và Spotify đã áp dụng kiến trúc REST bởi sự đơn giản, khả năng mở rộng và tương thích của nó.
Để thiết kế những API này, lập trình viên cần tuân thủ các nguyên tắc REST. Bạn sẽ nhận được một số lợi ích khi dùng REST API.
Có thể mở rộng
Lợi ích nổi bật khi dùng REST API là chúng dễ dàng mở rộng. REST tối ưu hóa các tương tác client - server phi trạng thái để giảm tải cho server.
Mỗi truy vấn được xử lý độc lập, vì thế, server không không lưu trữ thông tin yêu cầu trước đây. Độc lập tăng hiệu suất nếu bạn đang làm việc với nhiều server. Bên server có trạng thái giữ lại thông tin truy vấn, làm tăng dung lượng và giảm hiệu suất.
Ngoài ra, REST API còn linh hoạt nên lập trình viên dễ dàng tích hợp chúng với các kiến trúc khác. Những tính năng này khiến REST được yêu thích vì khả năng giao tiếp liền mạch và tăng hiệu quả hoạt động đáng kể.
Giao diện thống nhất
Ứng dụng và server có thể không tương thích bởi sự khác biệt về công nghệ. Không có giao thức giao tiếp chuẩn nào có thể dẫn tới sự khác biệt trong trao đổi dữ liệu. REST API có giao diện thống nhất, cho phép các hệ thống giao tiếp mà không cần quan tâm tới công nghệ.
REST có hướng dẫn về cách xử lý những phiên client và server. Thiết kế API có định dạng chuẩn, bao gồm cách định dạng truy vấn và phản hồi. Ví dụ, client có thể tương tác với tài nguyên API bằng phương thức HTTP.
Server này phản hồi truy vấn với tài nguyên ở định dạng JSON hoặc XML. Giao diện thống nhất đảm bảo chuyển đổi thông tin ở định dạng tiêu chuẩn.
Có thể cache
Cache hay bộ nhớ đệm là một khía cạnh quan trọng của hiệu suất và khả năng mở rộng những ứng dụng hiện đại. Bộ nhớ đệm liên quan tới việc lưu trữ các bản sao dữ liệu được truy cập thường xuyên cùng với đường dẫn phản hồi truy vấn tương ứng.
Khi một client thực hiện truy vấn, đầu tiên, nó đi qua cache để kiểm tra xem thông tin có sẵn. Nếu có, cache phản hồi ngay lập tức mà không cần phải tới server. Tính năng này tiết kiệm băng thông và giảm thời gian tải trang.
Bản chất của stateless (phi trạng thái) của REST là làm quá trình lưu cache dễ dàng hơn. Đây là một trong số các ràng buộc kiến trúc. REST cache toàn bộ phiên hoạt động, loại bỏ một số tương tác client - server. Máy chủ xử lý độc lập các truy vấn từ REST API, giảm thời gian phản hồi trung bình.
Trình duyệt thường cache các truy vấn GET để không phải tất cả truy vấn đều phải đi tới server. Bạn cũng có thể cấu hình Cache-Control và header cho POST và những truy vấn khác.
Độc lập và mô đun
Kiến trúc REST hoàn toàn tách riêng client và server. Sự tách biệt đơn giản hóa giao diện và cho phép các thành phần hoạt động độc lập. Giao diện cho phép giao tiếp một chiều giữa client và server. Client tạo truy vấn tới server, và server phản hồi. Nhưng các máy chủ không thể thực hiện truy vấn, client cũng không thể phản hồi.
Việc tách biệt là cần thiết vì những thay đổi ở bên server không ảnh hưởng tới client và ngược lại. Bạn có thể thực hiện các thay đổi tới database mà không ảnh hưởng tới ứng dụng. Tính độc lập tăng sự linh hoạt và khả năng mở rộng cho ứng dụng.
Dùng các phương thức HTTP chuẩn
Thiết kế RESTful API cho phép giao tiếp giữa client và server. Một nhóm phương thức HTTP như GET, POST, PUT, DELETE có thể làm việc đó. Một client dùng những phương thức này để truy xuất và thêm tài nguyên vào server theo cách phi trạng thái.
HTTP là một giao thức phổ biến mà bạn có thể bạn đã biết. Nếu đã quen dùng nó bạn sẽ thấy sử dụng các phương thức HTTP với REST API dễ dàng hơn. Tên mỗi phương thức đã tự giải thích mục đích sử dụng của chúng.
Code bên dưới hiện cách tạo một endpoint GET API bằng Python và Django:
@api_view(['GET'])
def getFood(request):
food=Food.objects.all()
serializer=FoodSerializer(food, many=True)
return Response(serializer.data)
Trên đây là những lợi ích nổi bật khi dùng RESTful API. Hi vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng RESTful API.