Với các thiết bị IoT, người dùng có xu hướng nghĩ chúng khá đơn giản. Ngay cả các thiết bị IoT đơn giản nhất cũng chạy phần mềm để duy trì hoạt động và phần lớn những thiết bị trong số này đang chạy Linux distro.
Nếu bạn không quen thuộc với các bản phân phối Linux, thì bạn có thể hình dung các thiết bị này có cùng hệ điều hành lõi là Linux, và xây dựng các công cụ xung quanh để đáp ứng những nhu cầu cụ thể. Bởi vì các thiết bị IoT có tài nguyên phần cứng hạn chế so với PC, nên có một vài bản phân phối chủ yếu hướng tới trường hợp sử dụng này. Cho dù bạn đang xây dựng một dự án DIY hay chỉ tò mò muốn khám phá, Quantrimang.com đã tổng hợp một danh sách các bản phân phối Linux nổi tiếng nhất được sử dụng trong các thiết bị IoT. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Yocto
Link tham khảo: https://www.yoctoproject.org/
Trang web của dự án Yocto luôn khẳng định rằng đây không phải là một bản phân phối embedded Linux. Thay vào đó, dự án lập luận rằng nó tạo ra một bản phân phối dành riêng cho bạn. Điều này cho phép bạn kết hợp một hệ thống với chính xác những gì bạn cần, không có bất cứ điều gì khác. Đối với các thiết bị bị hạn chế phần cứng, điều này rất quan trọng.
Được xây dựng trên dự án OpenEmbedded, Yocto cho phép các nhà phát triển thêm GUI, phần mềm trung gian và các tính năng khác khi cần.
Android Things
Link tham khảo: https://developer.android.com/things
Đúng như tên gọi, Android Things được xây dựng trên hệ điều hành Android, nhưng dành cho các thiết bị IoT. Đây là một phần đằng sau sự hỗn độn của các thiết bị trên thị trường, tích hợp với Google Assistant. Việc có thể chạy Android Things không phụ thuộc vào từng thiết bị. Nhưng nếu bạn có một loa thông minh được tích hợp Google Assistant, nó có thể chạy Android Things.
Bên cạnh sự phổ biến đối với các nhà sản xuất, Android Things cũng rất phổ biến đối với những người đam mê DIY. Hệ điều hành này chạy trên những phần cứng phổ biến, được yêu thích như NXP i.MX7D và Raspberry Pi 3B.
Ubuntu Core
Link tham khảo: https://ubuntu.com/core
Ubuntu phổ biến đến mức ngay cả khi Linux hoàn toàn xa lạ với bạn, bạn vẫn có thể đã nghe nói về Ubuntu. Ubuntu Core là phiên bản rút gọn của hệ điều hành này và có thể chạy trên các hệ thống nhúng (embedded system) như thiết bị IoT.
Một trong những mục tiêu chính của Ubuntu Core là bảo mật. Toàn bộ hệ thống được thiết kế sao cho bảo mật nhất có thể, với chữ ký số đáng tin cậy và các gói không thay đổi. Điều này ngày càng trở nên quan trọng khi ngày càng có nhiều thiết bị IoT xuất hiện hơn.
Raspbian
Link tham khảo: https://raspbian.org/
Nếu bạn đã từng mày mò với Raspberry Pi, thì Raspbian có lẽ đã quen thuộc với bạn. Raspbian được xây dựng trên nền tảng Debian và dành riêng cho phần cứng Raspberry Pi. Điều này khiến Raspbian không thể tiếp cận nhiều phần cứng của người tiêu dùng, nhưng lại gây ấn tượng mạnh mẽ với những người quan tâm.
Với Raspbian và phần cứng Raspberry Pi giá rẻ, bạn có thể xây dựng mọi thứ từ cảm biến đơn giản đến các dự án cao cấp hơn.
Debian
Link tham khảo: https://wiki.debian.org/DebianTinker/
Debian là bản phân phối Linux khác, giống như Ubuntu và Raspbian được đề cập ở trên. Một dự án con, Debian Tinker, lấy Debian làm gốc và sửa đổi nó để chạy trên nhiều hệ thống khác nhau. Một trong số đó là không gian IoT. Các ứng dụng khác bao gồm sửa đổi điện thoại thông minh và các dự án thú vị khác.
Debian không phải là bản phân phối Linux phổ biến nhất hoặc dễ sử dụng nhất cho các thiết bị IoT, nhưng nó đáng được nhắc đến vì sức ảnh hưởng mà nó mang lại. Debian cũng là một nơi tuyệt vời để bắt đầu, nếu bạn muốn xây dựng một hệ thống tối giản từ đầu.
Các distro trên chỉ là một vài ví dụ. Tất nhiên, bất kỳ bản phân phối Linux nào cũng có thể chạy trên các thiết bị IoT (kèm theo một số sửa đổi), nhưng đây là một số điểm khởi đầu tốt nhất hiện có.
Linux không phải là hệ điều hành duy nhất có thể cung cấp năng lượng cho các thiết bị này. Nếu bạn tò mò, hãy tham khảo bài viết: Windows 10 IoT là gì? Và khi nào bạn sử dụng nó? để biết thêm chi tiết.