Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường GFK, lượng máy laptop đổ vào Việt Nam trong năm 2008 khoảng 320 ngàn chiếc, gần gấp đôi năm 2007. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng laptop ở Việt Nam ngày càng cao, kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ Internet không dây (Wifi) ngày càng lớn.
Làn sóng đầu tư Wifi
Điều đó khiến các doanh nghiệp viễn thông nhấp nhỏm, nhiều đơn vị chuyển hướng đầu tư sang công nghệ Wifi. Hiện nay tại Tp.HCM có khoảng năm nhà cung cấp dịch vụ lĩnh vực công nghệ không dây. Trong đó nổi bật là FPT Telecom với dự án thành phố Wifi triển khai từ tháng 6/2007 với tổng vốn đầu tư 1,5 triệu USD. Hiện tại, sóng Wifi của FPT đã phủ hầu hết các ngân hàng, khách sạn, nhà hàng trong nội thành với gần 5.000 điểm ở TP.HCM và Hà Nội.
Mạng điện thoại Viettel cũng bắt đầu thử nghiệm Internet không dây, có thể cung cấp đến tất cả người dùng có nhu cầu trong một khu vực giới hạn lớn hơn như một quận. Do vậy ai cũng có thể dùng thiết bị có card mạng không dây để kết nối và dùng thử nghiệm. Hiện tại, Viettel cho người dùng sử dụng thử nghiệm dịch vụ Wifi của mình tại một số khu vực TP.HCM và Hà Nội trước khi bắt đầu thu phí và chính thức cung cấp dịch vụ.
Hai mạng điện thoại công nghệ CDMA là S-Fone và EVN Telecom cũng đang sốt sắng triển khai dịch vụ Internet không dây.
Chưa có mô hình Wifi chuẩn
Dù dịch vụ Wifi được đánh giá cao về tiềm năng kinh doanh nhưng xét về mặt kỹ thuật, các doanh nghiệp vẫn còn ít nhiều dè dặt, đa số triển khai chỉ dưới dạng thử nghiệm. Ông Hoàng Sơn, Phó giám đốc kỹ thuật Viettel, cho biết: “Qua thời gian thử nghiệm, chúng tôi thấy hệ thống bị những rào cản về không gian và đang tìm giải pháp tốt hơn”.
Còn theo bà Trương Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Phát triển dịch vụ gia tăng FPT Telecom, trong điều kiện thành phố, một bộ phát sóng có thể phủ ở bán kính 30-50 m. Nhưng tường chắn càng nhiều thì độ phủ sẽ càng giới hạn, tốn nhiều chi phí để đầu tư.
Điện thoại kết nối Internet không dây của S-Fone dù được đánh giá cao trong thời gian gần đây, tầm sử dụng Wifi ít bị giới hạn nhưng cản trở lớn nhất của loại sản phẩm này chính là mức giá cả vẫn còn khá cao. Người tiêu dùng phải mất hơn 1,5 triệu đồng để mua một USB Internet, sau đó tốn thêm tiền cước thuê bao từ 250 ngàn đến 400 ngàn đồng/tháng. Chưa hết, khách hàng còn tốn thêm phí nếu sử dụng quá giới hạn cho phép.
Còn với EVN, dù là Internet không dây nhưng người dùng chỉ có thể sử dụng dial-up để kết nối nên rất chậm.
Đó là chưa kể vấn đề bảo mật còn khá hở, gần đây rộ lên thông tin rằng qua hệ thống Wifi, hacker có thể xâm nhập vào máy vi tính để thay đổi dữ liệu hoặc đánh cắp thông tin của chủ máy. Một số doanh nghiệp đã cảnh báo là các dịch vụ Wifi hiện tại phần lớn là thử nghiệm, chưa có mô hình chuẩn bảo mật nên người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình.
Laptop làm nở rộ thị trường Wifi
135
Bạn nên đọc
-
10 sai lầm quan trọng cần tránh khi bảo trì máy tính
-
Các cách kiểm tra hiệu suất máy tính
-
Đừng mua laptop Windows không có 8 tính năng này!
-
5 cách cơ bản để update, cập nhật driver cho máy tính
-
9 công cụ tốt nhất để phân tích sức khỏe pin laptop
-
Những cổng kết nối thường thấy trên máy tính và chức năng của chúng
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Top game mobile hay 2024, game mobile hot nhất hiện nay
Hôm qua -
Code Call of Dragons mới nhất và cách nhập code
Hôm qua -
Cách chỉnh kích thước dòng, cột, ô bằng nhau trên Excel
Hôm qua -
Cách cài đặt Python trên Windows, macOS, Linux
Hôm qua -
Câu nói hay về tháng 1, stt về tháng 1
Hôm qua -
Ngày Hoàng đạo tháng 1 năm 2024, ngày tốt tháng 1 năm 2024
Hôm qua -
Số chính phương là gì? Cách nhận biết và ví dụ chi tiết
Hôm qua 1 -
Những trình duyệt tốt nhất cho Android TV
Hôm qua -
Cách căn giữa bảng trong Google Docs
Hôm qua -
Danh sách tất cả làng trong Coin Master và giá
Hôm qua