Quản trị mạng - Android có thể thực hiện rất nhiều thứ cho người dùng, tuy nhiên bạn phải biết được nơi bắt đầu các công việc của mình.
So với giao diện của Apple iPhone, hệ điều hành Android mang đến cho bạn một bộ phong phú các khả năng tùy chỉnh và điều khiển. Đây là hướng dẫn từng bước nhằm trợ giúp bạn trong việc sử dụng điện thoại Android mới và nhiều chức năng này.
Desktop
Thứ đầu tiên bạn sẽ thấy đối với Android là desktop của nó khá khác so với những gì có trên các nền tảng điện thoại thông minh khác. Bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái trong việc tùy chỉnh mà không bị hạn chế bởi bốn hàng biểu tượng hình vuông được sắp xếp một cách cứng nhắc. Và với hệ điều hành này, bạn có thể tùy chỉnh desktop Android để có thể phản ánh được cá tính của mình, có thể làm đầy màn hình desktop hoặc các thiết kế hiển thị động nếu bạn thích.
Desktop Android gồm có nhiều panel điều khiển. Phụ thuộc vào phiên bản của Android mà điện thoại của bạn hiện có và liệu thiết bị của bạn có “skin” đặc biệt chẳng hạn như MOTOBLUR, mà bạn có thể có từ ba đến bảy panel điều khiển.
Khi khởi động điện thoại lần đầu, bạn sẽ thấy panel điều khiển chính. Panel này thường được đặt ở giữa; và người dùng điện thoại có thể truy cập vào các panel phụ ở bên cạnh panel chính bằng cách gạt trượt sang phải hoặc trái. Nếu sử dụng phiên bản Android 2.1, bạn cũng sẽ thấy các biểu tượng thumbnail của tất cả các panel của bạn ở phía dưới màn hình; để nhảy trực tiếp đến panel mà không cần phải gạt, bạn chỉ cần gõ vào biểu tượng có liên quan.
Những gì diễn ra trên các màn hình là những gì được cung cấp cho bạn. Bạn có thể cho thêm vào phần không gian còn trống các sự kết hợp shortcut, các widget và các thư mục.
Như những gì mong đợi, các shortcut là các biểu tượng nhỏ cho phép bạn load các ứng dụng hoặc các chức năng khác trên điện thoại; chúng hoạt động giống như các shortcut mà bạn thấy trên các máy tính PC. Bạn có thể thiết lập một shortcut để thực hiện bất cứ công việc gì từ việc mở một chương trình nào đó, truy cập đến một trang web đến khởi tạo một cuộc gọi trong danh bạ.
Để thêm vào một shortcut, bạn chỉ cần nhấn và giữ ngón tay của mình trên bất cứ vùng không gian trống nào trong màn hình chủ, sau đó chọn Shortcuts từ menu xuất hiện. Từ đây, chọn Applications (để thêm vào ứng dụng), hoặc Direct dial hoặc Direct message (để tạo một shortcut thực hiện cuộc gọi), hoặc Bookmark (để mở một trong Web), hoặc Directions (để activate lần lượt cho một đích nào đó, trong Android 2.0 hoặc đời cao hơn).
Widget là các chương trình động hoạt động trực tiếp trên màn hình chủ. Chúng có thể thực hiện vô số các chức năng – cho ví dụ như cung cấp cho bạn bản tin thời thiết mới nhất, hoặc cho phép bạn chơi một bản nhạc nào đó từ bộ sưu tập nhạc cá nhân hoặc từ Internet. Về vấn đề này bạn cần phải tìm hiểu thêm Android Market, ở đây sẽ có những tùy chọn khác đáp ứng nhiều yêu cầu của bạn.
Để add một widget, nhấn và giữ ngón tay của bạn trên vùng không gian trống, như những gì bạn thực hiện trong quá trình tạo shortcut ở trên. Tuy nhiên lúc này, chọn tùy chọn Widgets từ menu xuất hiện. Thậm chí nếu chưa download bất cứ thứ gì về từ Android Market, bạn sẽ vẫn có được một loạt các tùy chọn đi kèm điện thoại. Bắt đầu bằng cách add Power Control widget; cho phép bạn điều khiển (một chạm) các chức năng Wi-Fi, Bluetooth, GPS, đồng bộ dữ liệu và thay đổi độ sáng màn hình.
Folder là cách tốt để giữ các nội dung của bạn được tập trung trong khi đó vẫn mở rộng được không gian màn hình chủ. Một thư mục sẽ cho phép bạn nhóm nhiều shortcut trong một không gian riêng. Khi tap vào một thư mục, một cửa sổ sẽ xuất hiện và hiển thị cho bạn tất cả các biểu tượng shortcut bên trong thư mục đó. Bạn có thể đưa vào một thư mục các shortcut quay số một chạm cho tất cả các liên lạc thường xuyên, hoặc tiện ích tra cứu số điện thoại.
Để add vào một thứ gì đó như giới thiệu trên, bạn cần nhấn và giữ ngón tay của mình trên vùng không gian trống. Chọn Folders, và sau đó là New Folder. Tiếp đó kéo và thả các shortcut vào thư mục. Để đặt tên cho nó, bạn chỉ cần tap nhẹ vào thư mục lần nữa để mở nó, sau đó giữ ngón tay của mình trên thanh bar phía trên cho tới khi hộp thoại Rename folder xuất hiện trên màn hình.
Để di chuyển một shortcut, widget, hoặc folder, rất đơn giản bạn chỉ cần chạm vào và giữ ngón tay của bạn trên nó. Sau khi vài giây, nó dường như có thể được nhấc ra khỏi màn hình. Lúc này bạn có thể kéo nó tới bất cứ đâu, chẳng hạn như sang một panel điều khiển khác, thả nó vào bất cứ nơi nào bạn muốn. Khi kéo và thả, bạn sẽ thấy một ký hiệu thùng rác ở phía dưới của màn hình; trượt biểu tượng xuống ký hiệu thùng rác bạn sẽ remove nó ra khỏi màn hình chủ ngay lập tức.
Thực hiện các tác vụ cơ bản
Điện thoại Android có bốn phím chuẩn: nút Back, Menu, Home và Search. Các phím này sẽ giúp bạn điều hướng trong điện thoại một cách dễ dàng, dù bạn có đang chạy bất cứ chương trình hay quá trình gì.
Nhấn phím Back sẽ đưa bạn trở lại trạng thái trước đó mà bạn đã ở để bắt đầu bước trạng thái hiện hành của mình. Nó làm việc trong hoạt động điều hướng web, email hoặc điều hướng đến một chương trình được mở trước đó.
Nhấn phím Menu sẽ xuất hiện một danh sách các tùy chọn có liên quan đến vùng của điện thoại mà bạn đang sử dụng. Khi nhấn nó trên màn hình chủ, nó sẽ đồng ý cho bạn truy cập vào các thiết lập của điện thoại và các tùy chọn tùy chỉnh khác.
Phím Home có hai chức năng chính: Nếu bạn nhấn nó một lần, nó sẽ đưa bạn trở lại màn hình chủ. Nếu nhấn và giữ nó, nó sẽ cho phép bạn thực hiện multitask và chuyển đổi sang các chương trình khác mà bạn đã sử dụng gần đấy.
Việc nhấn phím Search sẽ cho kết quả khác nhau phụ thuộc vào nơi bạn đang ở trong Android. Từ màn hình chủ, nó sẽ hiển thị hộp tìm kiếm Quick Search Box để bạn thực hiện các tìm kiếm trên web và trong điện thoại của mình tại cùng một thời điểm (Android sẽ trả về các kết quả có liên quan khi bạn nhập vào ký tự tìm kiếm). Trong một ứng dụng nào đó, phím Search sẽ giúp bạn thực hiện một tìm kiếm cụ thể cho chương trình đó – cho phép bạn tìm kiếm bên trong email, ví dụ, hoặc bên trong danh sách liên lạc.
Bộ khởi chạy ứng dụng
Bạn sẽ thấy tất cả các ứng dụng của mình trong bộ khởi chạy. Trên các điện thoại đang sử dụng phiên bản Android 2.0.1 hoặc mới hơn, bạn hãy mở bộ khởi chạy ứng dụng bằng cách chạm vào tab màu xám ở phía dưới màn hình chủ. Bắt đầu với Android 2.1, một biểu tượng hình vuông mới sẽ chiếm chỗ tab màu xám.
Bên trong bộ khởi chạy ứng dụng, bạn có thể tap vào bất cứ biểu tượng của ứng dụng nào để chạy chương trình, hoặc có thể nhấn và giữ nó để kéo trực tiếp vào màn hình chủ như một shortcut.
Các thông báo
Panel thông báo của Android là nơi để các thông tin gửi đến tại đầu các ngón tay của bạn cho dù bạn đang thực hiện bất cứ công việc gì. Các thông báo có thể đến từ nhiều địa điểm khác nhau: email, thư thoại, tin nhắn văn bản, thậm chí cả các ứng dụng tin tức và mạng xã hội. Khi bạn nhận được một thông báo mới, một biểu tượng sẽ xuất hiện ở phía trên bên trái màn hình. Bạn có thể kéo xuống để xem các thông tin chi tiết có trong thông báo, sau đó đưa ra các hành động của mình.
Hãy kiểm tra các thiết lập của một loạt các ứng dụng khác để thấy những kiểu thông báo mà bạn sẽ được cung cấp, sau đó tùy chỉnh chúng cho công việc của bạn.