Cách vào chế độ Recovery trên điện thoại Android

Nếu bạn đang dùng thiết bị chạy hệ điều hành Android mà cảm thấy máy phát sinh nhiều lỗi do vô tình bị dính những dữ liệu có chứa mã độc, virus,... gây gián đoạn quá trình sử dụng thiết bị cũng như làm thiết bị của bạn trở nên chậm chạp hơn thì lúc này cần thiết phải vào chế độ Recovery để cải thiện hiệu năng hoạt động của điện thoại.

Recovery là chế độ phục hồi trên điện thoại, cho phép người dùng truy cập để sửa lỗi phần cứng, phần mềm đang gặp phải, cập nhật, backup dữ liệu, reset bộ nhớ, xóa phân vùng ổ cứng,... Vậy cụ thể cách vào chế độ Recovery trên điện thoại Android như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi và làm theo hướng dẫn chi tiết trong bài viết này.

Hướng dẫn vào chế độ Recovery trên điện thoại Android

Để vào chế độ Recovery trên Android chúng ta có một số cách khác nhau như thủ công, sử dụng ứng dụng hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ.

Cách 1: Vào chế độ Recovery thủ công

Sở dĩ gọi là thủ công bởi áp dụng theo cách này bạn phải thao tác bằng tay trên thiết bị của mình. Vào chế độ Recovery thủ công khá hữu ích khi máy của bạn bị liệt cảm ứng. Áp dụng theo cách này bạn thực hiện như sau:

Bước 1:

Tắt nguồn: Bạn tiến hành tắt nguồn điện thoại, nếu trong trường hợp màn hình cảm ứng bị đóng băng hoặc không phản hồi thì chỉ còn cách dùng phím cứng. Giữ phím Power (nguồn) cho đến khi máy tắt nguồn hẳn.

Bước 2: Khi màn hình đã tắt, bạn nhấn đồng thời tổ hợp các phím:

  • Đối với các máy có phím Home vật lý (như Galaxy S7 Edge cũ): Nhấn phím Volume Up (tăng âm lượng) + Home + Power cho đến khi logo xuất hiện thì buông tay ra.
  • Đối với các máy có phím Home ảo: Nhấn nút nguồn (Power) + Giảm âm lượng.

 Vào Chế Độ Recovery Thủ Công.

Bước 3:

Khi bạn đã vào chế độ Recovery Mode rồi, bạn có thể dùng nút tăng/giảm âm lượng để di chuyển lên/xuống và nút nguồn chính là phím kích hoạt.

 Dùng nút tăng/giảm âm lượng để di chuyển và nút nguồn để chọn.

Tại chế độ Recovery bạn sẽ thấy 4 dòng: Reboot system now (khởi động lại máy, nghĩa là vào lại hệ điều hành), apply update from ADB (cập nhật hệ điều hành qua ADB), wipe data/ factory reset (xóa tất cả dữ liệu trên bộ nhớ trong và đặt máy về lúc xuất xưởng), wipe cache partition (xóa bộ nhớ cache).

Bạn đã vào thành công chế độ Recovery trên Android.

Cách 2: Sử dụng những ứng dụng hỗ trợ

Hiện nay có khá nhiều ứng dụng hỗ trợ người dùng vào Recovery dễ dàng hơn, có thể kể đến một vài cái tên tiêu biểu như: Reboot Recovery, Rom Manager, Recovery Reboot,... trong đó nổi bật hơn cả có lẽ là Quick Boot.

Cách này tương đối đơn giản và nhanh hơn cách thủ công ở trên, sau khi tải và cài đặt ứng dụng bạn chỉ việc chọn vào ứng dụng cho phép chúng ta truy cập vào Recovery và lựa chọn vào chế độ Recovery mà không cần thao tác thêm gì nữa cả.

Sử dụng những ứng dụng hỗ trợ.

Cách 3: Sử dụng công cụ ADB and Fastboot trên máy tính

Ngoài 2 cách trên, chúng ta còn một cách vào Recovery nữa đó là dùng công cụ ADB and Fastboot trên máy tính. Đây là một phương pháp vào Recovery được đánh giá tương đối đơn giản và nhanh gọn tại những ngày đầu phát triển những thiết bị này. Tuy nhiên, bạn cần cài đặt driver lên máy tính trước đó (tùy máy), tiếp đến bạn cần tải công cụ có tên ADB and Fastboot (áp dụng cho hầu hết các thiết bị Android).

Bước 1: Tải ADB and Fastboot cho máy tính của bạn.

Sử dụng công cụ ADB and Fastboot trên máy tính.

Bước 2:

Mở ADB and Fastboot lên và kết nốt thiết bị với máy tính. Trong khi kết nối với máy tính, bạn di chuyển tới mục Cài đặt ở trên điện thoại > Tìm đến Tùy chọn nhà phát triển và lựa chọn đánh dấu vào mục Usb debugging (Gỡ rối USB) như hình.

Lựa chọn đánh dấu vào mục Usb debugging.

Bước 3:

Kích hoạt tùy chọn nhà phát triển bằng cách vào đường dẫn: Cài đặt > Thông tin điện thoại > Kéo xuống tìm mục số phiên bản (bản dựng) và nháy liên tục vào đó đến khi có thông báo đã kích hoạt được thành nhà phát triển. Sau đó, trên máy tính nhập dòng lệnh adb reboot recovery vào ADB and Fastboot thì điện thoại của bạn sẽ tự động khởi động lại và vào chế độ Recovery.

Nhập dòng lệnh adb reboot recovery vào ADB and Fastboot.

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những cách vào chế Recovery trên điện thoại Android, hy vọng với 3 cách này các bạn có thể tự mình khôi phục cài đặt gốc của thiết bị và khắc phục được những lỗi không đáng có.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Xem thêm:

Thứ Tư, 28/02/2018 17:01
3,65 👨 31.694
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thủ thuật ứng dụng