Gần đây điện thoại Android của bạn đang có dấu hiệu chậm đi trông thấy? Rất có thể 5 thói quen dưới đây chính là nguyên nhân khiến cho Smartphone của bạn không được "mượt mà" như trước. Những việc làm tưởng chừng sẽ giúp tăng tốc điện thoại này đôi khi lại phản tác dụng và làm thiết bị của bạn chậm hơn.
- Cách biến thẻ nhớ thành bộ nhớ trong trên Android 6.0
- Tắt ngay 2 tính năng này trên Messenger để điện thoại Android chạy mượt hơn
- Đây là nguyên nhân và cách khắc phục lỗi Zalo chạy chậm trên Android
1. Cài đặt các ứng dụng dọn dẹp RAM
Các ứng dụng được quảng cáo tăng tốc hoạt động của RAM, dọn dẹp RAM khi mới tải về và sử dụng có thể bạn sẽ cảm thấy rất tốt. Nhưng bạn có biết các ứng dụng này luôn chạy nền và để duy trì thì nó luôn sử dụng 1 phần bộ nhớ RAM nhất định. Như vậy việc dọn dẹp bộ nhớ RAM lại càng không phát huy tác dụng vì phần RAM được dọn dẹp có thể sẽ chuyển đến cho ứng dụng này sử dụng. Chưa kể, các ứng dụng này cũng thường xuyên hiển thị quảng cáo không những gây phiền phức cho người dùng mà còn có thể làm tiêu tốn dung lượng dữ liệu di động mà điện thoại của bạn sử dụng hàng tháng. Chính vì vậy, bạn nên xoá ngay các ứng dụng dọn dẹp RAM.
2. Quá nhiều ứng dụng rác, không dùng đến
Mỗi khi biết đến ứng dụng nào hay bạn đều cho rằng cần thiết và chẳng do dự mà tải về thiết bị ngay lập tức. Thế nhưng, thực tế bạn lại chẳng mấy khi nhấp vào chúng để sử dụng. Thay vì tải quá nhiều ứng dụng với những chức năng khác nhau khiến điện thoại Android đầy bộ nhớ, bạn có thể chọn các ứng dụng "All in one" vừa giúp tiết kiệm bộ nhớ lại vừa sử dụng được các tính năng bạn muốn.
3. Cài đặt tự động Update trên CH Play
Khi mới mua máy, mặc định CH Play luôn để chế độ tự động Update. Việc cập nhật phần mềm sẽ giúp người dùng được trải nghiệm tính năng mới, cải tiến hiệu năng của ứng dụng và hoạt động mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, đó là chỉ áp dụng với các “siêu phẩm”, các thiết bị có cấu hình cao, còn đối với những thiết bị có bộ nhớ thấp, cấu hình trung bình thì sẽ làm nặng bộ nhớ, tốc độ chạy không mượt mà. Do đó, bạn hãy tắt tính năng này đi.
4. Không bao giờ khởi động lại điện thoại
Rất nhiều người không bao giờ khởi động lại điện thoại Android của mình trong suốt thời gian dài sử dụng. Việc làm đơn giản này được ví như con người chúng ta ngủ hàng ngày để lấy lại năng lượng, do đó thỉnh thoảng bạn nên khởi động lại máy để nó giải phóng các ứng dụng thừa và “làm tươi” lại. Nếu có điều kiện, việc tắt máy, cho máy “nghỉ ngơi” khi bạn ngủ cũng sẽ giúp máy hoạt động ổn định và có tuổi thọ dài hơn.
5. Không tắt ứng dụng chạy ngầm
Hầu hết người dùng Android đều mắc phải thói quen này, các ứng dụng chạy ngầm liên tục hoạt động sẽ khiến bộ nhớ RAM quá tải dẫn đến việc điện thoại chạy chậm. Thường xuyên kiểm tra các ứng dụng đang hoạt động trên máy và tắt đi khi không cần thiết là một trong những công việc người dùng nên làm để tránh tình trạng Andoird bị giật, lag. Bạn có thể tắt ứng dụng chạy ngầm bằng cách nhấp vào phím đa nhiệm trên điện thoại, sau đó vuốt hoặc nhấp vào biểu tượng dấu X để tắt các ứng dụng chạy ngầm.
Xem thêm: