Cách thức hoạt động của Internet Censorship

Quản Trị Mạng - Một trong những tên gọi đầu tiên của Internet là “information superhighway” (siêu xa lộ thông tin) bởi nó được sử dụng để cung cấp cho một số người với khả năng truy cập nhanh một dạng dữ liệu đã được hạn chế. Đối với nhiều người, đó thực sự là truy cập Internet. Đối với những người khác, đó chỉ như siêu xa lộ thông tin có một số “hàng rào chắn đường” theo dạng của Internet censorship - kiểm duyệt internet.

Động cơ thúc đẩy của kiểm duyệt là bởi nó được thiết kế để bảo vệ trẻ con khỏi những thông tin không phù hợp và những ai có ý định kiểm soát thông tin dữ liệu của một quốc gia. Không cần biết lý do của việc kiểm duyệt là gì, lý do cuối cùng là: chặn truy cập vào những trang web có thể gây rắc rối.

Internet censorship không chỉ là một công cụ mà các bậc cha mẹ hoặc các chính phủ nên dùng. Vẫn có một số sản phẩm phần mềm trên thị trường người tiêu dùng có thể hạn chế hoặc chặn truy cập tới một sộ trang web. Hầu hết mọi người đều biết đến những trang web này là Web filters – lọc web. Những kẻ chống lại việc kiểm soát có phần mềm riêng: Censorware.

Trong khi vẫn còn một số người ủng hộ và phản đối việc kiểm soát Internet, nó thường không dễ để có thể chia rẽ mọi người. Không phải ai cũng sử dụng chiến thuật giống nhau để đạt được mục đích. Một số người phản đối việc kiếm soát Internet đã không thừa nhận các chính sách của chính phủ ở tòa. Một số lấy danh nghĩa của những chiến sĩ thông tin tự do, cung cấp cho mọi người những cách khác nhau để có thể truy cập thông tin.

Trong bài báo này, chúng ta sẽ tìm hiểu những mức độ khác nhau của kiểm soát Internet, từ những Web filters có sẵn cho tới các chính sách của chính phủ. Ngoài ra, chúng ta còn tìm hiểu các cách một số người sử dụng để chống lại việc kiểm soát này.

Internet Censorship tại nhà

Không thể phủ nhận rằng Internet chứa rất nhiều tài liệu mà hầu hết các bậc cha mẹ không muốn con mình xem. Từ những trang web khiêu dâm đến cac phát ngôn bừa bãi, phòng chat hoặc các trang cá cược, đánh bạc.. rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng con họ sẽ bị nhiễm những mặt xấu hoặc thậm chí là nguy hiểm của những nội dung này. Trong khi những kẻ chống lại việc kiểm duyệt này lại cho rằng sự giám sát của cha mẹ là cách tốt nhất để giữ cho con trẻ an toàn khi chúng trực tuyến, thì các bậc cha mẹ chỉ ra rằng điều này rất khó – nếu không nói là không thể - để kiểm soát các hành động, những truy cập của con trẻ trong mọi nơi, mọi lúc.

Và những ông bố bà mẹ này đã tìm đến các phầm mềm hoặc phần cứng để giải quyết vấn đề này. Họ có thể mua chương trình lọc Web như Net Nanny hay CYBERsitter để chặn truy cập những trang web họ không muốn con mình truy cập. Những chương trình này có một loạt các lựa chọn mà các bậc cha mẹ có thể chọn để hạn chế những trang web mà con họ có thể truy cập. Những lựa chọn này là lệnh để các chương trình biết được nên chặn trang nào. Ví dụ, CYBERsitter có 35 danh mục lọc, bao gồm những trang web có nội dung xấu và các trang mạng xã hội.

Cuộc tranh luận về lọc Web

Những kẻ chống lại kiểm soát Internet gặp vấn đề lớn với các phần mềm lọc web. Rất nhiều chương trình lọc này mã hóa blacklist của họ lại, nhận định rằng nó sẽ giúp giảm thiểu sự lạm dụng. Những người phản đối chỉ ra rằng danh sách đen được mã hóa có thể bao gồm cả những trang web “vô tội”, bao gồm những trang web chỉ trích những người sáng tạo ra phần mềm lọc web. Thậm chí, nếu những người sáng tạo ra lọc web không chặn những trang web này đúng mục đích, rất dễ để những phần mềm này hạn chế truy cập nhầm trang web. Điều này xảy ra là bởi chương trình tìm kiếm cho từ khóa không thể phát hiện ra nội dung của trang. Ví dụ, những phần mềm lọc web ban đầu thường chặn truy cập tất cả những trang “tiềm năng”. Chương trình không thể phát hiện sự khác nhau giữa một trang vô hại về hướng dẫn nấu ăn và một trang có nội dung khiêu dâm. Vì vậy, nó đã chặn tất cả các trang này một cách bừa bãi.

Hầu hết các chương trình lọc web sử dụng 2 kỹ thuật chính để chặn nội dung: Blacklists và keyword blocking. Một blacklist – danh sách đen - là một danh sách các trang web mà những người sáng tạo ra chương trình lọc web đã chỉ định đó là những trang có thể gây rắc rối. Blacklist thay đổi theo thời gian và hầu hết các công ty đều cung cấp danh sách cập nhật miễn phí. Mọi cố gắng truy cập một trang web thuộc blacklist đều thất bại. Riêng với keyword blocking, phần mềm này sẽ quét trang web mà người dùng cố gắng truy cập. Chương trình sẽ phân tích trang web để biết được nội dung của nó có chứa những từ khóa xấu hay không. Nếu chương trình phát hiện ra trang web không hợp lệ, nó sẽ chặn truy cập trang này.

Một lựa chọn khác cho các bậc cha mẹ là cài đặt firewall. Một firewall của máy tính cung cấp biện pháp bảo vệ từ những nội dung nguy hiểm hoặc có thể gây hại. Firewall đều có thể là phần mềm hoặc phần cứng. Chúng hoạt động như một rào cản giữa Internet và mạng máy tính của bạn và chỉ cho những thông tin an toàn đi qua và giữ những nội dung không an toàn ở ngoài. Firewall yêu cầu một chút kiến thức về quản trị mạng (trong trường hợp này là các bậc cha mẹ), hơn là các phần mềm lọc web. Những bậc cha mẹ nào có hiểu biết về công nghệ sẽ không gặp vấn đề gì trong việc cài đặt và quản lý một firewall. Những người khác có thể sử dụng lọc web khi chương trình có thể làm tất cả mọi việc cho họ.

Bạn đã bao giờ thử truy cập một trang web tại nơi làm việc của mình mà chỉ nhận được một thông báo cảnh báo? Một số công ty đã hạn chế những trang web nhân viên của họ có thể truy cập. Tìm hiểu về kiểm duyệt Internet dưới góc nhìn của các doanh nghiệp ở mục tiếp theo.


Các doanh nghiệp lớn và kiểm duyệt Internet

Kiểm duyệt công cụ tìm kiếm

Hầu hết các công cụ tìm kiếm tự kiểm duyệt trang kết quả tìm kiếm của chúng (SERPs) với mục đích cung cấp cho người dùng những thuật ngữ tìm kiếm có liên quan. Điều này thực sư cần thiết bởi một số webmaster cố gắng lừa các công cụ tìm kiếm bằng cách đưa SERP của chúng với số lượng truy cập ảo cao. Nếu công cụ tìm kiếm không loại bỏ và kiểm duyệt những trang này, tất cả SERP đều có thể được điền trùng hợp với kết quả tìm kiếm.

Gần đây, những kẻ phản đối kiểm duyệt đã chê bai các công ty có công cụ tìm kiếm như Yahoo hay Google khi đã giúp hạn chế những nước có kiểm soát Internet.

Những tập đoàn muốn hạn chế nhân viên của mình truy cập Internet thường làm vậy bởi một số lý do. Một trong những lý do thường thấy nhất là để tăng hiệu quả làm việc. Khi nhân viên sử dụng Internet để tìm kiếm hoặc giao tiếp, họ cũng có thể sử dụng nó để giải trí. Một số công ty hạn chế truy cập Internet rất khắt khe với mục đích không cho nhân viên của mình tốn thời gian vào việc trực tuyến.

Một lo ngại khác mà các công ty để ý tới là sự phiền nhiễu. Không có hạn chế, một nhân viên có thể lướt web với những thông tin không lành mạnh như các trang web khiêu dâm. Nếu nhân viên khác nhìn thấy những thông tin này, họ cũng có thể cảm thấy môi trường làm việc của mình không được thoải mái lắm. Ngoài ra, một số công ty đã lên kế hoạch sử dụng kiểm duyệt Internet để tránh các vụ kiện.

Trong khi một số công ty sử dụng phần mềm lọc web giống với các sản phẩm dành cho gia đình, rất nhiều công ty khác lại dựa vào firewall. Với firewall, một công ty có thể chọn lựa trang web hoặc thậm chí là toàn bộ một miền để chặn. Phương pháp này giúp công ty có thể tránh được những trang web xấu mà nhân viên của họ có thể truy cập trái phép.

Ở nhiều văn phòng làm việc, khi nhân viên muốn truy cập một trang web bị hạn chế, anh/chị đó sẽ thấy một thông báo rằng người quản trị mạng đã phát hiện ra địa chỉ này không phù hợp. Thông thường những thông báo này có bao gồm lựa chọn kiến nghị tới người quản trị mạng nếu người dùng cảm thấy trang web này đã bị chặn sai. Người quản trị mạng sẽ thay đổi trang web cần hạn chế thông qua cài đặt lại firewall.

Vậy còn những tập đoàn cho phép truy cập Internet, như các công ty viễn thông hay các công ty mạng? Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin nào của khách hàng có thể truy cập trên mạng Internet. Ở Mỹ, có một cuộc tranh luận về khái niệm net neutrality – trung lập mạng. Nói ngắn gọn, net neutrality chỉ mức độ thông tin mà nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs) cho phép tru cập tất cả thông tin mà không có ưu tiên cho một công ty nào hoặc trang web nào. Công ty viễn thông và công ty mạng đã thành công trong việc kiên nghị lên tòa án tối cao Hoa Kỳ về việc gỡ bỏ trung lập mạng.

Không có trung lập mạng, nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể thu tiền đối với nhà cung cấp thông tin về việc sử dụng băng thông mạng. Nhà cung cấp thông tin phải trả phí có thể nhận được truy cập băng thông nhiều hơn, có nghĩa là trang web của họ sẽ tải nhanh hơn đối thủ, những người không trả phí. Ví dụ, nếu Yahoo trả phí cho nhà cung cấp dịch vụ mà Google không trả, khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ sẽ dễ dàng nhận ra rằng công cụ tìm kiếm của Yahoo tải nhanh hơn rất nhiều so với Google. Những người ủng hộ trung lập mạng lập luần rằng phương pháp này sẽ hỗ trợ cho việc kiểm duyệt.

Kiểm duyệt Internet trên toàn cầu

Bên kia mạng

Đôi khi có những cuộc tranh luận chuyển từ thế giới trực tuyến sang đời thực. Vào năm 2006, một nhóm người tấn công một công dân Mỹ Peter Yuan Li tại nhà riêng của anh ta tại Atlanta. Li vốn là một người chống lại kiểm duyệt Internet và là thành viên của Pháp luân công. Li đã lập ra một trang web nhằm chỉ trích Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Những kẻ đã tấn công anh ta đã yêu cầu được biết nơi cất giữ thông tin. Chúng đã đánh Li dã man và đã lấy đi 2 máy tính xách tay cùng với những đồ có giá trị.

Rất nhiều quốc gia hạn chế truy cập thông tin trên Internet ở một mức độ nào đó. Ngay cả Mỹ cũng có luật đề cập tới những loại thông tin mà bạn có thể truy cập trên Internet trong trường học hoặc thư viện công cộng. Một số quốc gia còn nghiêm hơn như vậy, trong khi một số ít lại cấm hoàn toàn việc truy cập Internet.

OpenNet Initiative (ONI), một tổ chức đã cố gắng cung cấp thông tin cho mọi người về việc lọc web và luật pháp trên toàn cầu, phân loại lọc web theo những danh mục sau:

Chính trị: nội dung bao gồm những quan điểm trái ngược với chính sách của một quốc gia. Mục chính trị cũng bao gồm nội dung có liên quan tới nhân quyền, các hoạt động tôn giáo cùng với những vấn đề xã hội.

Xã hội: Bao gồm những trang web tập trung vào giới tính, cờ bạc, thuốc và những loại khác mà một quốc gia có thể cho rằng đó là tấn công.

Mâu thuẫn/bảo mật: những trang web có liến quan tới chiến tranh, các cuộc đụng độ nhỏ, sự bất đồng quan điểm hoặc những kiểu mâu thuẫn khác.

Công cụ Internet: những trang web cung cấp những công cụ như email, tin nhắn nhanh, ứng dụng dịch ngôn ngữ và các cách để tấn công kiểm duyệt.

Các quốc gia như Mỹ thực sự tự do, với các chính sách hạn chế một số trang web, nhưng các quốc gia khác thì nghiêm khắc hơn. Reporters Without Borders – phóng viên không biên giới - một tổ chức có mục đích đẩy mạnh sự biểu lộ thoải mái và sự an toàn của các nhà báo, những quốc gia sau có các chính sách kiểm duyệt nghiêm khắc nhất:

  • Belarus
  • Trung Quốc
  • Cu ba
  • Ai cập
  • I ran
  • Myanma
  • Hàn Quốc
  • Ả Rập Saudi
  • Sirya
  • Tuy-ni-di
  • Turkmenistan
  • Uzbekistan
  • Việt Nam

Một số quốc gia đã vượt quá việc hạn chế truy cập. Chính phủ Myanma được cho là đã giám sát café Internet và máy tính tới mức cứ vài phút lại tự động chụp màn hình. Trung Quốc có hệ thống lọc cao cấp được thế giới biết đến với tên gọi Great Firewall of China. Chương trình có thể tìm kiếm những trang web mới và hạn chế truy cập trong thời gian thực. Nó cũng có thể cấm hoàn toàn truy cập Internet cá nhân – để truy cập Internet, bạn sẽ phải tới một điểm truy cập Internet công cộng.

Những người phản đối kiểm duyệt Internet

Nghĩ về tới trẻ em!

Năm 2000, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật bảo vệ trẻ em với Internet (Children's Internet Protection Act - CIPA) thành luật. Luật này nói về hạn chế đối với truy cập Internet trong các trường học và thư viện công cộng, được tài trợ bởi chương trình E-rate. Chương trình này sẽ cung cấp một số công nghệ đủ để đáp ứng cho các trường và thư viện. Một số người chỉ trích luật này cho rằng nó đã vi phạm tu chính án đầu tiên của Hiến Pháp Mỹ.

Ngoài hàng ngàn người phản đối việc kiểm duyệt thông qua blog mỗi ngày, vẫn có một số tổ chức nâng cao cảnh giác với kiểm duyệt Internet. Một số là các tổ chức bình thường với các thành viên có uy tín, trong khi những nhóm khác thường phản bác đối với những chính sách nghiêm khắc.

Liên đoàn dân quyền Mỹ (ACLU) có sự phản đối gay gắt nhất với kiểm duyệt Internet. Liên đoàn này đã thực hiện rất nhiều vụ kiện với mục đích lật đổ luật kiểm duyệt. Năm 2007, ACLU thuyết phục tòa án liên bang về việc điều luật bảo vệ trẻ em trực tuyến (Children's Online Protection Act - COPA) là trái với hiến pháp. COPA là luật đòi hỏi mọi trang web phải có sự chấp thuận của cha mẹ của vị thành niên (trẻ em dưới 13 tuổi).

OpenNet Initiative là một tổ chức cố gắng cung cấp thông tin cho thế giới về các cách mà các quốc gia cho phép hoặc từ chối cho công dân của mình truy cập thông tin. Đây là nhóm nghiên cứu liên hợp của bốn trường đại học: Harvard ở tiểu bang Massachusetts của Hoa kỳ, Toronto ở Canada cùng Oxford và Cambridge của Anh. Trên trang web của ONI, bạn có thể tìm kiếm một bản đồ tương thích, có hiển thị những quốc gia có kiểm duyệt Internet.

Reporters Without Borders cũng quan tâm tới việc kiểm duyệt Internet, mặc dù phạm vi của tổ chức này thuộc về các hoạt động trên Internet. Tổ chức giữ một danh sách “kẻ thù của Internet” là các quốc gia có sự kiểm soát gắt gao nhất, cùng với những chính sách được đưa ra của quốc gia đó.

Dự án Censorware đã được đưa ra từ năm 1997. Mục tiêu của dự án là giáo dục cho người dân về các phần mềm lọc web cũng như cách sử dụng chúng. Trên trang web của dự án, bạn có thẻ tìm thấy những thông báo điều tra về các chương trình lọc web chính đang có sẵn trên thị trường cũng như các bài báo, thông tin về kiểm duyệt. Một trang tương tự là Peacefire.org, được sử dụng để bảo vệ những phát ngôn tự do trên Internet của giới trẻ.

Một số tổ chức khác còn cung cấp những lời khuyên về cách ngắt hoặc qua mặt censorware. Một số khác sử dụng các trang proxy. Một trang proxy là trang web cho phép bạn browse tới một địa chỉ nào đó mà không cần dùng tới địa chỉ IP của bạn. Bạn truy cập trang proxy, có bao gồm một mục để bạn gõ vào đó URL hoặc địa chỉ bị chặn mà bạn muốn truy cập. Trang proxy này sau đó sẽ truy hồi thông tin và hiển thị nó. Những người kiếm duyệt sẽ chỉ thấy bạn truy cập một trang proxy mà không biết bạn đang thực sự truy cập trang nào.

Thứ Sáu, 13/08/2010 13:01
31 👨 1.650
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản