Cách lệnh if-else hoạt động trên Arduino

Chạy code chương trình dựa trên điều kiện là một phần cơ bản của quá trình phát triển. Nó cũng mang tới một cách tuyệt vời để sử dụng Arduino lập trình.

ARDUINO là gì?

Hiện có nhiều lệnh cốt lõi được tìm thấy ở các ngôn ngữ lập trình hiện đại. Lệnh if-else là một trong số những lệnh phổ biến nhất, bao gồm cả ở các ứng dụng đơn giản và phức tạp.

Vậy dùng lệnh if-else với Arduino như thế nào? Hãy cùng Quantrimang.com tìm hiểu nhé!

Arduino dùng ngôn ngữ lập trình nào?

Hầu hết lập trình Arduino liên quan tới Arduino IDE. Nhưng Arduino dùng ngôn ngữ lập trình nào? Trình biên dịch này hoạt động với một phiên bản tùy biến của C++ mang tên Arduino Programming Language. Dù có các thư viện class bổ sung và những tính năng cơ bản, ngôn ngữ Arduino dùng cùng cú pháp cho những lệnh tiêu chuẩn, if-else là một trong số đó.

Bạn có thể dùng các trình biên dịch khác để upload tập lệnh bằng những ngôn ngữ như Python cho Arduino. Đây là trường hợp chứa nhiều microcontroller. Hiện có sẵn nhiều ngôn ngữ lập trình microcontroller.

Cơ chế hoạt động của lệnh if-else trên Arduino

Lệnh if hoạt động bằng cách kích hoạt code khi điều kiện cần thiết là true. Bạn có thể thêm một khối else vào lệnh if. Nó sẽ chạy nếu điều kiện ban đầu không đáp ứng.

Cách viết lệnh if-else trên Arduino

Lệnh if-else Arduino dùng cú pháp C++, khiến chúng trở nên cực kỳ dễ viết. Cú pháp cũng tương tự, nếu không muốn nói là nó giống nhiều ngôn ngữ khác.

Lệnh if-else sau kiểm tra xem liệu thực tế có thay đổi hay không bằng cách kiểm tra sự tương đồng, 1 có bằng 1 không.

void loop() {
   if (1 == 1) {
      Serial.println("Nothing to worry about!");
   } else {
      Serial.println("Uh oh.");
   }
}

Đúng như mong đợi, 1 luôn bằng 1. Điều đó có nghĩa điều kiện if luôn được đáp ứng, một thông báo sẽ được in cho bạn an tâm. Nếu thực tế không đúng, phép toán không cộng lại, lệnh else sẽ kích hoạt và in một cảnh báo.

Cách dùng nhiều điều kiện với lệnh if-else Arduino

Lệnh if-else có thể có thể kiểm tra nhiều điều kiện trước khi chúng kích hoạt. Bạn có thể mô tả mối quan hệ giữa những điều kiện này bằng toán tử AND và OR. Lệnh if-else kiểm tra tính toàn vẹn của thực tế, đồng thời kiểm tra xem liệu một biến boolean có được đặt sang true.

bool Variable = true;

void loop() {
   if (1 == 1 && Variable == true) {
      Serial.println("Nothing to worry about!");
   } else {
      Serial.println("Uh oh.");
   }
}

Ví dụ này dùng toán tử AND (&&). Điều đó có nghĩa lệnh if sẽ chỉ kích hoạt nếu cả hai điều kiện đều là true.

bool Variable = true;

void loop() {
   if (1 == 1 || Variable == true) {
      Serial.println("Nothing to worry about!");
   } else {
      Serial.println("Uh oh.");
   }
}

Nếu hoán đổi điều này cho một toán tử OR(II), lệnh if sẽ kích hoạt nếu một trong hai điều kiện hoặc cả hai đều là true.

Cách thêm điều kiện tiếp theo với lệnh else-if Arduino

Giờ là lúc thêm một số điều kiện khác. Bạn có thể làm việc này bằng cách biến lệnh else thành một lệnh else-if:

bool Variable = true;

void loop() {
   if (1 == 1) {
      Serial.println("Nothing to worry about!");
   } else if (Variable == true) {
      Serial.println("Uh oh.");
   }
}

Lệnh if chính sẽ kích hoạt nếu một bằng 1. Nếu không, lệnh else sẽ chỉ kích hoạt nếu biến bool là true.

Trên đây là những điều bạn cần biết về cách dùng lệnh if-else trong Arduino. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.

Chủ Nhật, 25/06/2023 08:00
1,85 👨 1.355
0 Bình luận
Sắp xếp theo