Cách bật tính năng bảo mật DNS riêng tư trên Android

Hầu hết mọi tác vụ bạn thực hiện trên internet đều bắt đầu bằng truy vấn DNS. Vì vậy, việc thiết lập liên lạc an toàn với nhà cung cấp DNS là điều cực kỳ cần thiết. Đây là lúc tính năng DNS riêng tư (Private DNS) của Android phát huy tác dụng.

DNS riêng tư trên Android là gì?

Có thể nói DNS là một thành phần xây dựng nên cấu trúc Internet hiện đại. Nó hoạt động như một cuốn niên giám, giúp bạn truy cập bất cứ nơi nào mình muốn trên web.

Ví dụ: khi bạn muốn truy cập Quản Trị Mạng, bạn chỉ cần nhập quantrimang.com vào thanh địa chỉ của trình duyệt web. Nhưng rất tiếc, trình duyệt web của bạn vốn không hề biết cách làm thế nào để truy cập Quản Trị Mạng. Đây là lúc DNS phát huy tác dụng. Trình duyệt web yêu cầu máy chủ DNS, thường do nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) hoặc mạng di động của bạn điều hành, chuyển đổi tên miềnquantrimang.com thành địa chỉ IP, chẳng hạn như 151.101.2.217. Với địa chỉ IP trong tay, trình duyệt web giờ đây có thể kết nối với tài nguyên internet mà bạn truy cập.

Vấn đề ở chỗ các truy vấn DNS và phản hồi tương ứng thường được gửi đi mà không có bất kỳ loại hình bảo mật hoặc mã hóa nào. Điều này khiến chúng dễ bị nghe trộm hoặc tấn công trung gian (man-in-the-middle). Vì vậy, một giao thức DNS mới — DNS over TLS — đã được giới thiệu. Giao thức này tạo ra một kênh bảo mật giữa trình duyệt web với máy chủ DNS, và bảo vệ lưu lượng DNS của bạn khỏi những con mắt tò mò cũng các bên thứ ba độc hại.

Tất nhiên DNS over TLS không phải là giao thức DNS bảo mật duy nhất. Còn có DNS over HTTPS cũng là một giao thức được sử dụng cực kỳ rộng rãi.

Google đã mang khả năng hỗ trợ DNS over TLS lên nền tảng Android bằng cách giới thiệu tính năng DNS riêng tư. Tính năng này có sẵn trong các phiên bản Android 9 (Pie) trở lên, có thể mã hóa tất cả lưu lượng DNS trên điện thoại của người dùng, bao gồm cả các ứng dụng.

Tính năng này thường được bật theo mặc định và sử dụng kênh bảo mật để kết nối với máy chủ DNS nếu máy chủ hỗ trợ. Nhưng nếu ISP hoặc DNS của nhà cung cấp dịch vụ di động của bạn không có hỗ trợ DNS được mã hóa hoặc đơn giản là bạn không chắc về điều đó, có thể sử dụng máy chủ DNS bảo mật của bên thứ ba thông qua tính năng DNS riêng tư.

Cách quản lý tính năng DNS riêng tư trong Android

Cần lưu ý rằng do tính đa dạng của các bản tùy biến Android, sẽ có đôi chút khác biệt về tiêu đề các mục cài đặt tùy theo từng bản tùy biến. Tuy nhiên các thao tác thiết lập về cơ bản vẫn sẽ tương tự nhau.

Để quản lý các tùy chọn DNS riêng tư, trước tiên, hãy nhấn vào biểu tượng bánh răng trên màn hình chính để truy cập menu Settings (Cài đặt) của thiết bị.

Trên menu Settings, bạn bấm vào mục “Network & Internet” (Mạng và Internet). Tùy thuộc vào thiết bị cũng như bản tùy biến Android, mục này có thể có tên gọi hơi khác, chẳng hạn như “Connections” (Kết nối).

Bấm vào mục “Network & Internet”

Trong mục Network & Internet, bạn nhấn vào “Private DNS” (DNS riêng tư). Nếu không nhìn thấy ngay tùy chọn “Private DNS” ở đây, bạn có thể phải nhấn vào “More Connection Settings” (Cài đặt kết nối khác) hoặc “Advanced” (Nâng cao).

Nhấn vào “Private DNS”

Bạn sẽ nhận được ba tùy chọn: Off (Tắt), Automatic (Tự động) và Tên máy chủ của nhà cung cấp DNS riêng tư. Bạn có thể chọn “Off” để ngừng sử dụng DNS over TLS, “Automatic” để sử dụng DNS được mã hóa khi có sẵn, hoặc máy chủ của nhà cung cấp DNS riêng để sử dụng DNS được mã hóa từ nhà cung cấp đó. Hãy nhớ rằng, thay vì IP máy chủ DNS, bạn cần một tên máy chủ.

Chọn 1 tùy chọn

Sau khi hoàn tất, hãy nhấn vào “Save” để áp dụng các thay đổi.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Thứ Tư, 11/05/2022 20:43
4,52 👨 6.230
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thiết lập cơ bản