Nếu tìm kiếm trên Internet một hướng dẫn mua TV, rất có thể bạn đã xem qua các video và tài liệu ca ngợi công nghệ TV CRT. Nghe có vẻ ngớ ngẩn khi so sánh công nghệ lạc hậu này với màn hình LCD hiện đại, chứ đừng nói đến việc đánh bại chúng.
Nhưng trên thực tế, công nghệ LCD có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng. Hãy cùng so sánh 2 công nghệ này để xem màn hình CRT hay LCD tốt hơn cho việc chơi game.
Màn hình CRT đánh bại LCD về chi tiết màu đen
Cách đây không lâu, Lầu 5 góc đã buộc phải thay thế Helmet-Mounted Display (HMD) - Màn hình gắn trên thiết bị - trị giá $400.000 của máy bay chiến đấu F-35 bằng tấm nền OLED. Các tấm nền LCD chuyển tiếp dữ liệu hệ thống điều khiển/thu thập mục tiêu và điện tử hàng không quan trọng trực tiếp đến mũ của phi công, đã làm xuất hiện ánh sáng xanh lục gây mất tập trung. Vấn đề tồi tệ đến mức Hải quân Hoa Kỳ phải hạn chế hạ cánh ban đêm trên các hàng không mẫu hạm.
Hiện tượng này có thể do tính chất truyền qua của LCD. Các pixel riêng lẻ không phát ra ánh sáng. LCD tạo thành hình ảnh bằng cách điều khiển các tinh thể lỏng trong những pixel riêng lẻ để truyền hoặc chặn backlight. Một số backlight có xu hướng rò rỉ ánh sáng ra ngoài. Trong khi những màn hình phát xạ như CRT và OLED chỉ cần bật hoặc tắt các pixel riêng lẻ.
LED backlight cho độ chính xác màu sắc rất kém
CRT tái tạo màu sắc bằng cách bắn các electron để làm phát sáng các nguyên tố phốt pho đỏ, xanh lá cây và xanh dương được phủ lên đế thủy tinh. Độ chính xác vốn có này cho phép CRT đạt được mức tái tạo màu chỉ bị giới hạn bởi phần cứng xử lý video tại thời điểm đó. Các nhà sản xuất LCD thường chỉ định bao nhiêu phần trăm gam màu tiêu chuẩn mà màn hình của họ có thể tái tạo. Và phạm vi bao phủ toàn bộ gam màu của CRT hoàn toàn đánh bại LCD.
Đèn LED vốn không tinh khiết và không có khả năng tái tạo ánh sáng trắng chính xác. Đó là lý do tại sao đèn LED có độ chính xác màu cao, được sử dụng bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, lại là bóng LED màu xanh dương được phủ bằng phốt pho đỏ và xanh lá cây để tạo ra ánh sáng trắng tinh khiết. Phốt pho khá quan trọng trong việc tái tạo màu chính xác. Đèn hình của CRT được phủ bằng chất này và nó rất quan trọng đối với việc kết xuất hình ảnh được hiển thị. Không có gì đáng ngạc nhiên, màn hình OLED cũng sử dụng ánh sáng phát xạ dựa trên phốt pho để đạt được khả năng tái tạo màu sắc tuyệt vời.
Công nghệ chấm lượng tử đang dần tốt hơn nhưng vẫn chưa đủ
Các màn hình LCD chấm lượng tử đắt tiền đạt được gam màu rộng hơn và độ chính xác màu được cải thiện theo cách tương tự. Những đèn LED màu xanh dương này chiếu vào một tấm nhựa chứa các hạt nano phát sáng màu đỏ và xanh lục khi được chiếu sáng bởi LED backlight màu xanh lam. Tuy nhiên, để đạt được một backlight trắng tinh khiết thì vẫn chưa đủ.
Ngay cả màn hình LCD chấm lượng tử cũng phải tái tạo màu sắc với cùng công nghệ LCD cũ và không thể tái tạo màu sắc một cách trung thực. Tệ hơn nữa, việc bẻ cong ánh sáng của tấm nền tinh thể lỏng, rồi đi qua vô số mảng màu cũng như bộ lọc phân cực khiến màn hình LCD dễ gặp phải hiệu ứng Parallax, dẫn đến việc thay đổi màu sắc và góc nhìn kém.
Việc tái tạo màu sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn không chọn màn hình LCD chấm lượng tử đắt tiền. Hơn nữa, backlight trong màn hình LCD truyền thống không phải là màu trắng tinh khiết. Tất cả những yếu tố này càng làm tăng thêm sự thiếu chính xác về màu sắc vốn có của LCD.
Chuyển động là điểm yếu của màn hình LCD
Nếu màu đen thuần khiết và màu sắc đẹp là thứ mà màn hình OLED đạt được, thì tại sao các game thủ vẫn trung thành với màn hình CRT? Câu trả lời nằm ở phần chuyển động. Ngay cả màn hình CRT rẻ nhất cũng có thể dễ dàng xử lý tốc độ refresh 85Hz, với hầu hết các màn hình trung bình hoạt động ở tần số 100Hz. CRT cao cấp có thể dễ dàng đạt được 160Hz ở độ phân giải màn hình 1920 × 1200. Tốc độ refresh cao là cần thiết cho trải nghiệm chơi game mượt mà, thú vị hơn.
Tuy nhiên, CRT đã không đánh đổi chất lượng hình ảnh để đạt được tốc độ refresh cao. Mặt khác, LCD khá tệ trong việc xử lý nội dung chuyển động nhanh. Các tinh thể lỏng trong màn hình LCD rất “chậm chạp”, dẫn đến thời gian phản hồi pixel dài. Điều đó khiến cho việc chơi game có tốc độ refresh cao trở thành một vấn đề khó khăn.
Màn hình LCD chất lượng cao sở hữu tấm nền IPS không thể đạt được thời gian phản hồi nhanh hơn mà không ảnh hưởng đến gam màu và độ chính xác. Đó là lý do tại sao màn hình chơi game sử dụng tấm nền TN LCD, thể hiện góc nhìn kém và làm mất màu sắc cũng như tỷ lệ tương phản thấp. Các game thủ cạnh tranh có thể sử dụng màn hình LCD mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Vẫn còn rất nhiều điều để thảo luận. Ví dụ, bản chất quét raster của CRT phù hợp hơn với quán tính thị giác của con người và loại bỏ hiện tượng mờ khi chuyển động (motion blur) một cách tự nhiên. Hoặc, CRT không bị giới hạn ở độ phân giải gốc và có thể thay đổi linh hoạt mà không làm mất đi sự rõ nét của hình ảnh, không giống như màn hình phẳng hiện đại.
Đồng thời, thật ngây thơ khi nhắm mắt làm ngơ trước những ưu điểm của công nghệ LCD, như độ sáng tốt hơn, độ phân giải cao hơn, mật độ điểm ảnh luôn được cải thiện cũng như độ sắc nét và tuổi thọ dài hơn. Tuy nhiên, OLED vẫn có những lỗ hổng ngăn nó trở thành một sự thay thế khả thi.
Tuy nhiên, hy vọng các MicroLED sắp tới kết hợp những khía cạnh tốt nhất của LCD và OLED sẽ sớm ra mắt.